Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Để có thông tin đáng tin cậy để tham khảo thì bài viết dưới đây ad lấy từ nguồn website của ban tôn giáo chính phủ (btgcp.gov.vn)
Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo.
1 Phật giáo:
Đạo Phật là một trong Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng.
Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sau này chính là (đức phật Thích Ca Mâu Ni) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Thời Lý – Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. Phật giáo Nam Tông truyền vào phía Nam của Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ-me. Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 4 Học viện Phật giáo, 9 lớp Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp…
2 Công giáo:
Công giáo là một trong Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1.533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Từ năm 1.533 đến năm 1.614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam. Từ năm 1.615 đến năm 1.665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma Cao (Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng Ngoài (Bắc sông Gianh). Hiện nay, Công giáo có khoảng 6,5 triệu tín đồ; 42 Giám mục, khoảng 4.000 linh mục, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 17.000 tu sỹ; có 26 giáo phận, 07 Đại Chủng viện.
Giới thiệu khái quát về Công Giáo
Công giáo ra đời vào thế kỷ thứ I SCN tại vùng Palestin. Chúa Giêsu, người sáng lập ra Công giáo là người thuộc dân tộc Do Thái. Theo truyền thuyết, cha nuôi của Chúa Giêsu tên là Giuse, mẹ là bà Ma-ri-a, mang thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm. Chúa Giêssu sinh năm thứ nhất SCN, năm 30 tuổi Chúa Giêsu bắt đầu truyền đạo. Trong quá trình truyền giáo, Chúa Giêsu luôn bị những người Do Thái đả kích, phê phán và ghen ghét; bị nhà cầm quyền đương thời ngăn cấm và kết tội mưu phản La Mã, tử hình bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập. Chúa Giêsu mất khi 33 tuổi.
Đấng thờ phụng: Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt, nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi (Tam vị nhất thể).
Giáo lý công giáo: Giáo lý Công giáo thể hiện tập trung trong Kinh Thánh (Cựu ước và Tân ước). Hệ thống giáo lý này được hình thành, bổ sung trong nhiều thế kỷ.
Kinh Cựu ước là bộ dã sử và cũng là kinh thánh của đạo Do Thái, gồm 46 quyển, chia thành 3 loại: Sách lịch sử; Sách văn thơ; Sách tiên tri. Nội dung của Kinh Cựu ước là nói về sự tạo dựng vũ trụ và con người của Chúa trời; Về sự tích dân Do Thái, luật pháp, phong tục tập quán và truyền thống văn hoá của Do Thái; Về các Vua và dân Do Thái từ khi lập quốc đến tan rã.
Kinh Tân ước gồm 27 quyển, nội dung kể về cuộc đời, sự nghiệp, những lời răn dạy, chỉ bảo về đạo lý của Chúa Giêsu và các Thánh Tông đồ đối với con người. Kinh Tân ước chia làm 4 loại: Sách Tin mừng; Sách Công vụ; Sách Thánh Thư và Sách Khải huyền
Luật lệ, lễ nghi
Có 2 bộ giáo luật, trước đây luật lệ, lễ nghi và thiết chế của Giáo hội được ghi trong Bộ Giáo luật Ca-non (xuất bản năm 1917) gồm 2.000 điều. tuy nhiên đến ngày 25/1/1983 Giáo hội Công giáo ban hành bộ giáo luật mới thay thế cho bộ Giáo luật Ca-non gọi là bộ Giáo luật năm 1983 bao gồm 1.752 điều, chia gồm 7 quyển.
Công giáo ở Việt Nam
Quá trình truyền giáo và phát triển
Có thể phân chia quá trình truyền giáo và phát triển đạo công giáo vào Việt Nam qua 4 giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1, hình thành từ đầu thế kỷ XVI đến năm 1884;
Giai đoạn 2, từ 1885-1945 (Giai đoạn thực dân Pháp đô hộ đến khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa);
Giai đoạn thứ 3, từ 1945-1975 (Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ);
Giai đoạn thứ 4, từ năm 1975 đến nay (Giai đoạn sau ngày thống nhất đất nước, cả nước tiến hành công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội)
Sau ngày 30/4/1975 đất nước hai miền Nam – Bắc thu về một mối, Giáo hội hai miền có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành thống nhất. Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất, ra Thư Chung lịch sử với đường hướng hoạt động “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam thể hiện tình cảm và trách nhiệm của người Công giáo với đất nước:
Công giáo Việt Nam có hơn 3.000 giáo xứ; tính đến đầu năm 2021 có 46 Giám mục, gần 6000 linh mục; khoảng 200 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 31.000 nam nữ tu sĩ, trên 7 triệu tín đồ.
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng Giám mục: là một tổ chức gồm tất cả các giám mục đang thi hành phận sự mục vụ ở các giáo phận tại Việt Nam. Có 17 Ủy ban do các giám mục phụ trách như: Uỷ ban Giám mục về Giáo Lý, về Phụng tự, về Thánh nhạc và nghệ thuật Thánh, về Giáo sĩ và chủng sinh, về Tu sĩ, về Giáo dân, về Kinh thánh, về Văn hoá, về Phúc âm hoá… Nhiệm kỳ của Hội đồng Giám mục là 3 năm.
2. Giáo tỉnh có (3 giáo tỉnh) với (27 giáo phận):
Giáo tỉnh Hà Nội có 11 giáo phận: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Hoá, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hoá, Vinh và Hà Tĩnh.
Giáo tỉnh Huế có 6 giáo phận: Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, KonTum và Buôn Mê Thuột.
Giáo tỉnh Sài Gòn có 10 giáo phận: Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, giáo phận Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa.
3. Cơ sở đào: tại hiện Công giáo Việt Nam hiện có 11 cơ sở đào tạo gồm: Học viện Công giáo Việt Nam; Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội; Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu (Nam Định)….
Công giáo Việt Nam rất tích cực tham gia các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo…
……..
3 Tin Lành:
Đạo tin lành là một trong Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance-CMA) truyền vào. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam. Hiện đạo Tin Lành có khoảng 1,5 triệu tín đồ thuộc 10 tổ chức, hệ phái; khoảng 3.000 chức sắc; gần 400 cơ sở thờ tự; 1 Viện Thánh kinh thần học và 1 trường Kinh thánh.
4 Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X – XI. Có hai khối người Chăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, Bình Thuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam. Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng trên 80.000 tín đồ, 89 cơ sở thờ tự, 1.062 chức sắc, chức việc, 7 tổ chức Hồi giáo được Nhà nước công nhận.
5 Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa. Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10 năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén – Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao đài. Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ thuộc 10 hệ phái, 1 pháp môn tu hành, trên 10.000 chức sắc, hơn 1.200 cơ sở thờ tự hoạt động ở 37 tỉnh, thành phố.
6 Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang. Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, trong đó có 2.528 chức việc, 94 chùa ở 20 tỉnh, thành phố.
Các tôn giáo khác ở Việt Nam gồm Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Cộng đồng Tôn giáo Baha’i Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, Bàlamôn với tổng số gần 1.3 triệu tín đồ; ngoài ra, còn có khoảng 20 tổ chức Cao đài độc lập, khoảng 40 nhóm, hệ phái Tin lành…
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam
Top 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam