Giới Thiệu Nhà Thờ Đá Phát Diệm Ninh Bình

Năm 1828, ông Nguyễn Công Trứ – một vị quan tài ba. Vị thi sĩ nổi tiếng được triều đình Huế phái ra Bắc với chức danh “Dinh Điền Sứ” khai phá những vùng đất mới. Ông chính là người đã lập ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay

Người chủ trì xây dựng nhà thờ đá Phát Diệm là  linh mục  Phêrô Trần Lục còn gọi là cụ Sáu ông sinh (1825-1899)

Nhà thờ Kim Sơn được xây dựng trong thời gian suốt 23 năm (1875 – 1898) với muôn vàn khó khăn. Những nguyên liệu vận chuyển từ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An,… Xa hàng trăm cây số để về Phát Diệm xây dựng. Trong điều kiện phương tiện làm việc thô sơ, hàng ngàn tấn đá. Hàng trăm cột gỗ lim có cây dài tới 12m, đường kính 2,4m nặng trên 7 tấn được chuyển về đây để xây nên công trình này.

Cụ Sáu trụ là linh mục chính xứ Phát Diệm từ năm 1865. Trong 34 năm là chính xứ Phát Diệm, Cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản. Cũng như đời sống đạo đức cho giáo dân.

Sự chuẩn bị trước khi xây dựng

Phát Diệm xưa vốn là vùng biển được phù sa bồi đắp, nền đất yếu. Cụ Sáu đã phải cho nhân công đóng xuống hàng triệu cọc tre. Và hàng nghìn khối đất đá mới đặt được nền móng vững chắc cho công trình tầm cỡ này.

Nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình tọa lạc trên diện tích 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Sơ đồ nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

So-do-nha-tho-da-Phat-Diem
So-do-nha-tho-da-Phat-Diem

 

nha-tho-da-Phat-Diem
nha-tho-da-Phat-Diem

Cấu trúc nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình

Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ. Trong đó có một nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá. Phương đình (tháp chuông); ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.

Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu đá và gỗ lim. Gỗ được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây…. Còn đá được đưa về từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km. Đá quý hơn lấy ở núi Nhồi gần tỉnh lỵ Thanh Hóa, cách 60 km.

Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng đến 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện thô sơ hồi cuối thế kỷ XIX.

Điểm nổi bật của trong kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tất các các hạng mục được bố trí theo một mặt bằng tổng thể hình chữ Vương. Không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rõ nét: trước là hồ nước, sau là núi. Theo quan niệm người Á Đông “Tiền có thủy, hậu có sơn”. Mong muốn mọi việc diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống.

Nhà thờ đá Phát Diệm còn có nhiều chi tiết được chạm trổ rất tinh xảo. Quanh công trình được bài trí vô số hình tượng thân thuộc. Được lấy từ các làng quê Việt Nam như tùng, cúc, trúc, mai hay hoa sen…

Phương Đình
Điểm nhấn quy mô nhất ở quần thể tôn giáo này là Phương Đình. Phương Đình có nghĩa là nhà vuông, hình dáng như cái đình làng rộng lớn mà trống trải. Chiều ngang 21 m, cao 25 m, gồm 3 tầng. Tầng dưới lớn nhất, xây hoàn toàn bằng đá xanh vuông vắn. Chia thành ba lòng, trong mỗi lòng có một sập đá. Sập đá ở lòng giữa to nhất, là một khối dài 4,2 m, rộng 3,2 m, dày 0,3 m

Nhà thờ lớn

Nằm ở vị trí trung tâm là khu nhà thờ lớn, được xây cất chỉ trong 3 tháng cuối năm 1891. Nhưng công việc chuẩn bị vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả 10 năm trước đó.

Trái Tim Đức mẹ
Trong hệ thống 5 nhà thờ nhỏ ở Phát Diệm có một ngôi được làm hoàn toàn bằng đá có tên là Trái Tim Đức Mẹ. Công trình được cụ Sáu cho xây đầu tiên trong cụm di tích này.

Nhà thờ dài

Dài 15,3 m, rộng 8,5m, cao 6 m. Hầu hết nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp hay bàn thờ đều bằng đá. Do đó người Phát Diệm quen gọi là nhà thờ Đá.

Lễ hội giáng sinh là lễ lớn của công giáo, bởi vậy đây là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn tại giáo dân giáo phận Phát Diệm. Đêm noel Nhà thờ được trang hoàng lung linh với ánh đèn màu rực rỡ. Hệ thống hang đá, cây thông, đèn phát quang. Tạo nên một không gian độc đáo và tráng lệ khác thường. Lễ giáng sinh được tổ chức tôn nghiêm, linh thiêng tạo nên điểm thu hút cho giáo dân và du khách khi đến nơi đây trong đêm noel.

Sự vững chãi của nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình 
Trải qua hơn 100 năm tồn tại với những tác động từ thiên tai, chiến tranh nhưng công trình vẫn vững chãi và gìn giữ được nguyên trạng cho đến ngày nay. Quần thể kiến trúc nhà thờ đá Kim Sơn đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988. Tỉnh Ninh Bình và các cơ quan liên quan đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.

Với các thông tin hấp dẫn như trên ta có thể thấy đây là điểm du lịch hấp dẫn du khách đến thăm…

Thánh Phao Lô

Thánh Phao Lô ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai

  • Thanh Gươm.
    Chinh phục: Lưỡi gươm với đầu nhọn, có khả năng xuyên thủng nên nó cũng mang ý nghĩa của sự chinh phục. Lưỡi gươm đâm thủng mọi sự kiêu căng để trở nên con người khiêm hạ như Chúa Giêsu để trở nên tất cả cho mọi người.
    Cắt đứt: Thanh gươm có khả năng cắt đứt, mang vai trò quyết định cho nên nó cũng tượng trưng chân lý hành động. Cắt đứt với tối tăm, gian tà, sự dữ bằng thanh gươm chân lý, Thánh Phaolô khuyên nhủ: “Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; ” (Ep 6, 14 – 15).

Thánh Phêrô

Thánh Phêrô được Chúa Giêsu trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh

 

Thánh Phero Chìa khóa
Quyền: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16, 19). Mở và đóng liên quan đến quyền bính của người giữ cửa, quyền đích thực của người chủ Nước Trời vẫn là Thiên Chúa. Như vậy, Phêrô cũng là người được mời gọi tham gia vào quyền bính của Thiên Chúa, mà quyền bính này là quyền bính thực thi trong nhân đức yêu thương như Thầy Giêsu đã yêu thương. Quyền để phục vụ chứ không để được phục vụ.
Phân cách. Chìa khóa liên quan tới việc phân cách bên ngoài và bên trong. Phân cách giữa cõi thiêng và cõi tục. Chìa khóa mở cửa để dẫn từ cõi tục bước vào cõi thiêng đó là mang hình ảnh của người mục tử. Trong lần hiện ra tại bờ hồ Tibêria sau ngày Phục sinh Chúa hỏi Phêrô: “con có yêu mến Thầy không” và Chúa bảo Phêrô: “con hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21, 15 – 18). Thánh Phêrô, người hướng dẫn đích thực được Chúa trao phó thực thi sứ mang của Chúa: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.” (Ga 10, 16).
Hai chìa khóa. Một chìa vàng và một chìa bạc, tượng trưng cho ngày và đêm, biểu hiện cho người canh giữ toàn vẹn. Một chìa hướng lên và một chìa hướng xuống, ứng với trời và đất, cũng ứng với hai mặt thể xác và linh hồn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979.88.44.93
Facebook FalconTravel Zalo: 0979.88.44.93 SMS: 0979.88.44.93