Hình Trình ĐÔNG BẮC 5 NGÀY 4 ĐÊM TỪ Hà Nội

 

Hà Nội – Cầu Nhật tân

Sông Hồng là dòng sông chảy từ Trung Quốc vào vN (nơi con sông đổ vào đầu tiên là Lũng Pô (Lào Cai) con  sông với tổng chiều dài hơn 1.100km bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc khi vào VN đã được 1 nửa chiều dài, sống đổ ra biển tại địa phận Thái Bình giap Nam Định

Tên gọi Nhị Hà, Sông thao

…..

Có 7 cây cầu bắc qua Sông hồng cầu đầu tiên là cầu Long Biên từ thời pháp thuộc, đây là số ít cây cầu ở Việt Nam đi bên trái

…..

Cầu gần đây nhất là cầu Nhật tân với tổng vốn hơn 13.000 tỷ đồng, xây từ 2009 hoàn thành 2015, tổng chiều dài 3,9km, đoạn giữ trục chính lag 1,5km

Hưóng theo cầu Nhật Tân lên nội Bài chính là đường Võ Văn Kiệt đây là đại lộ nói từ Nhật Tân lên Nội Bài đường rộng thoáng nhất kết nối Hà Nội và Nội Bài, đường này hoàn thành vào đầu năm 2015

……

Tiếp nối từ Nội Bài đi lên cửa khẩu Lào Cai là đường cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay với tổng chiều dài là 265km khởi công từ 2008 hoàn thành năm 2014, Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á (AH14) và dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng.

……

VĨNH PHÚC

Tam Đảo là một dãy núi ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội và ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đỉnh cao nhất của dãy núi Tam Đảo nằm ở ranh giới của huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và huyện Đại Từ (Thái Nguyên), có độ cao tuyệt đối là 1.597 m.

Cái tên Tam Đảo có được là do ba ngọn núi cao Thạch Bàn (1.388m), Thiên Thị (1.375m) và Phù Nghĩa(1.400m) nhô lên trên biển mây. Đứng giữa đất trời, nhìn ba “hòn đảo” nhấp nhô lên trên đám “sóng mây”, ta mới hiểu vì sao vùng đất mát mẻ này có tên là Tam Đảo

…….

 

Tuyên Quang

CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG – TIỀN KHỞI NGHĨA

 

Tháng 5/1945 (Tân trào được bác chọn làm căn cứ địa cách mạng)  trước những diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế có lợi cho cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang) để lãnh đạo phong trào cách mạng. Từ đây Tân Trào trở thành trung tâm căn cứ địa – Thủ đô khu giải phóng trong cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cho rằng, trong các cuộc cách mạng, để giành được thắng lợi nhất thiết phải có căn cứ địa cách mạng, phải có hậu phương, Người khẳng định: “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương”, đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng càng lâu dài, ác liệt thì vai trò của căn cứ địa, hậu phương càng trở nên quan trọng.

Người đã chọn Tân Trào làm căn cứ địa với các lý do:

 + Thứ nhất, Tân Trào là nơi có địa thế chiến lược để tiến có thể đánh, lui có thể giữ

Khu căn cứ cách mạng Tân Trào là vùng đất rộng, rừng núi đại ngàn, có địa giới tiếp giáp với các xã thuộc 6 huyện, 3 tỉnh giữa lòng Việt Bắc.

+ Thứ hai, nhân dân Tân Trào có truyền thống đấu tranh cách mạng, nơi có cơ sở cách mạng sớm, phong trào cách mạng của quần chúng phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, Tân Trào là nơi có điều kiện thuận lợi để tự cấp, tự túc lương thực, chuẩn bị và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu về hậu cần tại chỗ cho lực lượng cách mạng.

Cư dân nơi đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí… Mỗi dân tộc tuy có phong tục tập quán riêng, nhưng họ sống không tách biệt, mà thường xen cư, hình thành từng bản, làng trong các thung lũng, hoặc sống phân tán trên các triền núi, nơi có nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. 

 

Kim Long cảnh đẹp như tiên
Ai mà đến đó thì quên đường về”.

“Kim Long đất hiểm tứ bề
Kẻ địch muốn chết thì về Kim Long”.

Ngày 12 tháng 8 năm 1945, sau khi nhận được tin Nhật gửi công hàm cho Mỹ và các nước Đồng Minh đề nghị mở cuộc đàm phán, chấp nhận “ngừng bắn” chứ không chấp nhận “đầu hàng vô điều kiện”, Bác hội ý với Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, theo đề nghị của Bác, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng được tổ chức tại khu rừng Nà Lừa. 

Chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, thi hành mệnh lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, lễ xuất quân được cử hành dưới bóng đa Tân Trào. Có mặt trong lễ xuất quân là đơn vị chủ lực của quân giải phóng, hạt nhân là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Bác Hồ chỉ thị thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Gần 200 chiến sĩ Quân giải phóng đứng thành hai hàng dọc từ cây đa xuống cây si, trước mặt là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh bay phấp phới, các đại biểu về dự Quốc dân Đại hội và nhân dân Tân Trào đến dự và tiễn đưa bộ đội đi chiến đấu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc đọc bản Quân lệnh số 1 hạ lệnh xuất quân, đoàn quân giải phóng rầm rập lên đường, tiến sang giải phóng Thái Nguyên và tiến về Hà Nội. Đoàn quân vừa đi vừa hát vang bài ca “Nam tiến”.

SUỐI KHOÁNG MỸ LÂM

Cách tp Tuyên Quang khoảng 12km đây là khoáng nóng rất tốt

 

Xa hơn chút thì sang hồ Thác Bà đây là hồ nước thủy điện Thác Bà tạo nên từ 1970, diện tích 23.400ha

3.131 đảo, dài 86km

 

THÀNH NHÀ MẠC Tuyên Quang

hành được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19).

Vẫn còn tranh cãi, cổng thông tin điện tử tỉnh thì cho rằng đây là thành cổ tuyên Quang xây từ thười nhà Nguyễn

 

SÔNG LÔ – VÀ CÁC THƠ CA

Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, gọi là Bàn Long Giang (盘龙江, Pan Long Jiang). Sông chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Hạc, còn gọi là ngã ba Bạch Hạc hay ngã ba Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng [1].

  • TÊN GỌI KHÁC sông Lô còn có tên là “sông Cả” hay sông Bình Nguyên[

Tổng chiều dài 547km đoạn vào Việt Nam có chiều dài 274 km 

  • Bốn loài: cá Lăng, cá Dầm Xanh, cá Anh Vũ, Cá Chiênsống ở sông Lô rất khỏe, khả năng bơi, di chuyển vượt thác tốt. Thịt cá chắc

 

Các tác phẩm về sông Lô

Hồ THỦY ĐIỆN NA HANG

Hồ thủy điện Tuyên Quang  cách TP Tuyên Quang hơn 100km. được xây từ 2002 hoàn thành 2008, nằm trên dòng sông Gâm và nằm  trong khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hang (còn gọi là khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung) rộng trên 21.000 ha, nơi có hàng nghìn loại động vật sinh sống, trong đó có cả những loài thực vật và động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới. Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất, nhưng lại là loài Linh trưởng đang bị đe dọa toàn cầu. Vì thế Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là một trong trong 223 hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới.

  • Lòng hồ 14.972km2 = gần 15,000ha hiện đang khai thác du lịch du thuyền trong lòng hồ, ngắm nhìn cảnh quan…

ĐẶC SẢN TQUANG

Cá sông, mía, cam

 

HÀ GIANG (có 2 thông tin thành lập (1.891 và 1900)

  1. Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính 1thành phố Hà Giàng và 10 huyện: Chia làm 3 dải địa hình chính.
  • Phía Tây là cao nguyên đồi núi có ruộng Bậc Thang Hoàng Su Phì, Săn mây Chiêu Lầu Thi
  • Phía Bắc là cao nguyên Đá Đồng Văn,
  • Phía đông và nam là thung lũng hạ lưu và đồi núi thấp

Dân số hơn 80 vạn người, với 22 dân tộc anh em chung sống đáng chú ý tỉnh này có dân tộc Mông chiếm 32% dân số toàn tình đứng sau là dân tộc tày chiếm 23%

  1. CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC

Con đường hạnh phúc được khởi công xây dựng vào tháng 9/1959, hoàn thành năm 1965 sau 6 năm mới hoàn thành. Công trình có tổng chiều dài khoảng 200 km chạy qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh đèo Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc.

 

Sở dĩ cung đường này được gọi với cái tên là “con đường hạnh phúc” bởi đây là thành quả của sự hy sinh cả máu và hoa, là truyền thống sức mạnh và đoàn kết của thanh niên 16 dân tộc trong 2 triệu ngày công ròng rã. Hơn 1.300 thanh niên xung phong và hơn 1.000 nhân công, họ làm việc bằng những công cụ hết sức thô sơ, chỉ là cuốc, xẻng, là xà beng, búa tạ,… trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn lương thực,

 

  1. CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN

Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3 tháng 10 năm 2010,

Diện tích là 2356,8 km² và độ cao trung bình là khoảng 1.400 – 1.600 m.

 

Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 – 600 triệu năm (bọ Ba Thùy trên đường lên cột cờ)

 

Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho đến Pecmi, được bao quanh bởi các núi đất. Ở đây có mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).

 

Khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam, trong đó ngoài người H’Mông, Dao, Tày, Nùng còn có các dân tộc như La ChíPu PéoPà ThẻnLô Lô 

 

Hồ sơ cao nguyên đá Đồng Văn được quốc tế đánh giá cao, đầy đủ các dữ liệu về địa chất khoáng sản, về tài nguyên môi trường. Đặc biệt là UNESCO đánh giá rất cao về bản sắc văn hoá của các dân tộc sống trên cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là đặc trưng rất lớn của Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn nằm trong hệ thống công viên địa chất toàn cầu. Việc cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên Địa chất toàn cầu là rất ý nghĩa đối với các dân tộc tỉnh Hà Giang

 

  1. SÔNG NHO QUẾ -HẺM VỰC SÂU NHẤT ĐÔNG NAM Á

Sông Nho Quế nằm ở độ cao hơn 1.500 m, bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam Trung Quốc) và chảy vào Việt Nam, tổng chiều dài 192km có 46 km ở Việt Nam.

Có hẻm vực Tu Sản cao nhất Đông Nam Á, cao khoảng 800m (khe vực đó dài khoảng 1,7km

 

  1. LŨNG CÚ
  • Tên gọi: Có ý kiến cho rằng tên gọi đúng của Lũng Cú là Long Cổ (nghĩa là trống thời Quang Trung đánh Nhà Thanh có xây đồn gáp và treo trống đồng ở đây, cứ mỗi canh lại đánh 3 hồi đĩnh đạc để khẳng định chủ quyền) hoặc Long Cư nơi rộng ở (2 bản làng 2 bên có 2 hồ nước thì được ví như mắt rồng quanh năm k cạn (như câu nói, thủy bất thâm, sơn bất cao hữu, long đắc linh – nước không cứ sâu, núi không cứ cao, rồng ở ắt linh thiêng”
  • Độ cao của đỉnh Lũng Cú là 1.470m
  1. Cột cờ quốc gia Lũng Cú

 + Lịch sử cột cờ có từ thời Lý, khi Lý Thường Kiệt ban đầu là cây sa mộc ở đỉnh núi rồng này (Chiến dịch đánh Tống 1075–1076 là tên gọi chiến dịch do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu dọc theo biên giới Tống – Việt năm 10751076.)

+ Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m

+ Cột Cờ hiện nay được khởi công Ngày 08-03-2010 cột cờ quốc gia Lũng Cú đã được khởi công nâng cấp lại và đến ngày 02-09-2010 đã hoàn thành với tổng chiều cao 33,15m trong đó phần thân cột cờ cao 20,25met, cán cờ cao 12,9 mét, đừờng kính rộng 3,8 mét, hình bát giác, xung quanh có khách họa tiết hoa văn Trống Đồng Đông Sơn (văn hóa Việt cổ) và hình ảnh sinh hoạt hoạt động sản xuất của đồng bào Hà Giang

 

  1. NGƯỜI LÔ LÔ
  • Người Lô Lô(theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc

+ Dân 4.827 người theo Điều tra dân số 2019

+ Phân bố chủ yếu ở Đồng Văn, Mèo Vạc Hà Giang, Mường Khương Lào Cai, Bảo Lạc Cao Bằng

+ Ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-TạngTiếng Lô Lô có chữ viết riêng theo vần (âm tiết). Chữ viết của người Lô Lô trước kia là chữ tượng hình, nhưng hiện nay ít khi sử dụng

+ Nguồn sống chủ yếu của người Lô Lô là trồng ngô hoặc lúa nương.

+ Hôn Nhân Hôn nhân theo tục Lô Lô là hôn nhân một vợ một chồng, cư trú nhà chồng.

+ Phong tục cưới xin của người Lô Lô mang nặng tính gả bán với việc thách cưới cao (bạc trắng, rượu, thịt…). Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên chồng

+ Văn hóa dân gian Lô Lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ… Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt

+ Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật.

+ Người Lô Lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên. Tộc trưởng của mỗi họ là người được giữ trống. Trống chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa.

 

  1. Người Mông

Dân số ở Việt Nam có hơn 1 triệu dân, ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần.

Người dân tộc Mông chỉ có tục “kéo dâu”. Đây là nét văn hóa lâu đời mang tính nhân văn, rất đẹp và nhiều ý nghĩa. Trước đây, để một đôi nam nữ thành vợ chồng, người Mông có rất nhiều thủ tục cưới hỏi phức tạp. Ngoài ra, nhà trai cũng cần chuẩn bị số lượng sính lễ lớn như: lợn, gà, tiền mặt, rượu… mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắm sửa

kéo dâu chính là để rút ngắn lại các thủ tục trên, đồng thời tạo điều kiện cho các nam thanh, nữ tú yêu nhau đến được với nhau. Tuy nhiên, không phải chàng trai nào thích “kéo” cô gái nào về làm vợ cũng được.

Tục kéo dâu chính là để rút ngắn lại các thủ tục trên, đồng thời tạo điều kiện cho các nam thanh, nữ tú yêu nhau đến được với nhau. Tuy nhiên, không phải chàng trai nào thích “kéo” cô gái nào về làm vợ cũng được. Điều kiện để tiến hành thủ tục này là đôi nam nữ phải cùng ưng thuận, có tình cảm với nhau

Trước khi tổ chức kéo dâu, chàng trai sẽ thông báo cho gia đình mình chuẩn bị mâm cơm, đồng thời hẹn bạn bè và cô gái mình thích ra một địa điểm nhất định. Tại đây, chú rể, bạn bè sẽ cùng “kéo” cô gái về nhà mình, chàng trai sẽ nắm tay cô gái đi trước. Khi vào nhà, bước qua cửa nhà trai, bố mẹ chồng tương lai của cô gái sẽ đợi sẵn ở cửa, cầm con gà trống quay trên đầu cô gái 3 vòng phải, 3 vòng trái. Đồng thời sẽ làm mâm cơm thắp hương khấn vái tổ tiên chứng giám cho người con dâu mới

Nhà trai sau đó sẽ cử một đoàn đại diện sang thông báo với nhà gái rằng: “Con gái ông bà đã ưng thuận về làm dâu nhà tôi. Chúng tôi cũng đã làm lễ báo cáo với tổ tiên”. Chỉ cần như vậy là chàng trai, cô gái chính thức trở thành vợ chồng mà không phải trải

  • Lễ hội Gầu Tào của người Mông

+ Thời gian mở hội Gầu Tào thường trong khoảng từ ngày mồng 1 Tết đến ngày 15 tháng giêng.

 + phần Hội thường được UBND các địa phương tổ chức tại tất cả các làng, các huyện nơi có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Khi tổ chức lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng để thuận lợi cho việc đi lại, vui chơi.

+ Lễ hội Gầu Tào có thể do một gia đình, một dòng họ hay một làng bản đứng ra tổ chức. 

+ Gầu Tào” là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. 

  1. NGƯỜI TÀY
  • Lễ hội Lồng tồng,là một lễ hội của dân tộc Người Tày,Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no cơm áo đầy đủ. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất.
  • Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ xóm sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo, cẩn thận của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưngbánh giầy, chè lam, bánh bỏng… Trên mỗi mâm đều có một đĩa xôi ngũ sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các thầy tàotiến hành.

Kể cho các bác nghe tục  ngủ thăm, cấp sắc

Người thái thì ở rể, nhà sàn

  • Dân tộc ít người nhất là Ở ĐU, chưa đến 1000 người chủ yếu ở Nghệ An

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961800688
Facebook FalconTravel Zalo: 0961800688 SMS: 0961800688