Giới thiệu về triều đại nhà Lê (tiền Lê) và đền vua Lê tại Ninh Bình
I – Gới thiệu triều đại nhà Lê (tiền Lê)
Triều đại nhà Lê từ (980 – 1009)
Trị vì 29 năm, trải qua 3 đời Vua, Quốc hiệu vẫn giữ nguyên là Đại Cồ Việt, kinh đô vẫn đóng tại tại Hoa Lư như thời nhà Đinh
1. Lê Đại Hành – Lê Hoàn (980-1005)
2. Lê Long Việt – Lê Trung Tông (1005)
3. Lê Long Đĩnh – Lê Ngoạ Triều (1005 – 1009)
Lê Đại Hành (vị vua đầu tiên) tên húy là Lê Hoàn sinh 941 – quê tại Thọ Xuân Thanh Hóa, cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn được một vị quan họ Lê nhận làm nuôi, Lê Hoàn có công lao rất lớn trong công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân cùng vua Đinh, chính vì thế khi dựng nước vua Đinh Tiên Hoàng phong cho chức thập đạo tướng quân (tương đương chức bộ trưởng bộ quốc phòng ngày nay)
Năm 980 Lê Hoàn lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Thiên Phúc (nghĩa là trời ban phúc) cũng trong năm 980 quân Tống ồ ạt sang xâm chiếm Đại Cồ Việt
Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tin cho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại Cồ Việt. Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.[6]
Mùa đông năm 980, Tống đế gửi thư tuyên chiến. Trong thư có đoạn: “Hiện nay ta đã sửa sang binh xa và bộ tốt, hiệu lệnh chiêng trống rất nghiêm minh; nếu vâng theo giáo hóa thì được tha; nếu chống lại mệnh lệnh thì sẽ bị trị tội”.[3]
Lê Đại Hành một mặt chuẩn bị kháng chiến, một mặt vẫn sai sứ mang thư sang triều đình Đại Tống báo cáo việc đã lập Đinh Toàn nối ngôi Đinh Tiên Hoàng. Nhà Tống không đồng ý.[3] Tống Thái Tông sai Lư Đa Tốn viết thư trả lời Lê Hoàn. Thư có đoạn:[7]
Chiến tranh Tống -Việt là một cuộc chiến tranh giữa Nhà Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội nhà Tống
Diễn biến là quân Tống chia theo 2 đường là đường thủy và đường bộ trên 3 mũi tiến công là Bạch Đằng Hải Phòng, Chi Lăng Lạng Sơn và Tây Kết Lương Yên, trước thế giặc mạnh vau Lê Đại Hành đã thân chinh ngênh chiến và lấy kế cắm cọc ở Bạch Đăng theo cách của Ngô Quyền trước đây và đánh bại quân Tống vào năm 981
Năm 982 quân Chiêm Thành phía nam đã bắt sứ thần nước Đại Cồ Việt nên để rửa nhục Lê Đại Hành thân chinh cầm quân đánh Chiêm Thành và chém đầu vua Chiêm Thành (vua Bề-Mi-Thuế) ngay tại trận và từ đó về sau các vua của Chiêm Thành hàng năm phải chiều cống và sưng thần và Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên mở mang bờ cõi về phía nam đến Hà Tĩnh Quảng Bình ngày nay, và đây cũng là cuộc nam phạt đầu tiên của lịch sử dựng nước của nhân dân Việt ( nhận xét Lê Đại Hành ở thời chiến Lê Đại Hành đã đánh bại quân Tống, đánh chiếm đất Chiêm Thành tỏ rõ tài giỏi thao lược mưu trí)
Ở thời bình
- Về lĩnh vực kinh tế Lê Đại Hành đã cho đúc đồng tiền Thiên Phúc thay thế đồng tiền nhà Đinh để thông thương mua bán
- Về lĩnh vực chính trị ngoại giao khi đoàn sứ giả nhà Tống đến thăm ông cho dẫn quanh thăm đất nước kéo dài cả tháng trời và cho quân sĩ reo hò đông đúc và ông nói nước Đại Cổ Việt đủ rộng dài sông suối biển và tình đoàn kết tạo thành sức mạnh…
- Về lĩnh vực nông nghiệp Lê Đại Hành là vị vua đầu tiên khởi sướng lễ Tịch Điền (cày ruộng) đây là lễ lớn khuyến nông do hoàng đế trực tiếp thực hiện cụ thể vào năm Đinh Hợi, hiệu Thiên Phúc năm thứ 7 (987) vua bắt đầu cày ruộng tịch điền ở Đội Sơn, được một lọ vàng bạc, cày ở núi Bà Hối được một lọ nữa, vua đặt tên đất đó là ruộng Kim Ngân”.
Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu và 13 người con
11 người con trai, 1 người con gái, 1 người con nuôi. 11 người con trai và cả con trai nuôi đều được phong vương:
- Lê Long Thâu làm Kình Thiên đại vương (phong năm 989), từng tham gia chiến tranh Việt – Tống 981, được Lê Đại Hành phong làm Thái tử. Tuy nhiên, đến năm 1000 thì mất.
- Lê Long Tích làm Đông Thành vương (phong năm 989), sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Tích cùng các em tranh ngôi với Lê Long Việt. Song thua chạy đến Thạch Hà thì bị dân ở đây giết chết.
- Lê Long Việt làm Nam Phong vương (phong năm 989), sau là vua Lê Trung Tông. Sau 3 ngày ở ngôi vua thì bị Lê Long Đĩnh ám hại năm 1005.
- Lê Long Đinh làm Ngự Man vương (phong năm 991), đóng ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
- Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương (phong năm 992), đóng ở Đằng Châu (nay thuộc Hưng Yên), sau là vua Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
- Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương (phong năm 991), đóng ở Phù Lan, sau là Phù Vệ, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Hưng. Hiện nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Lê Long Tung làm Định Phiên vương (phong năm 993), đóng ở Tư Doanh, Ngũ Huyện Giang (Cổ Loa, Hà Nội).[68]
- Lê Long Tương làm Phó vương (phong năm 993), đóng ở Đỗ Động Giang (nay thuộc tây nam Hà Nội).
- Lê Long Kính làm Trung Quốc vương (phong năm 993), đóng ở Càn Đà, Mạt Liên (nay thuộc Hải Dương), sau bị giết năm 1005.
- Lê Long Mang làm Nam Quốc vương (phong năm 994), đóng ở Vũ Lung (nay thuộc Thanh Hóa).
- Lê Long Đề (Minh Đề) làm Hành Quân vương (phong năm 995), đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lãm (nay thuộc Bắc Ninh).
- Con nuôi Dương Hy Liễn làm Phù Đái vương (phong năm 995), đóng ở Phù Đái (nay thuộc Hải Phòng).
- Lê Thị Phất Ngân: Hoàng hậu của vua Lý Thái Tổ, mẹ của Lý Thái Tông, được Lý Thái Tông phong là Linh Hiển Hoàng thái hậu.
Lê Đại Hành băng hà năm 1005 thọ 65 tuổi, sau khi băng hà người con thứ 3 là Lê Long Việt lên vua cha trị vì đất nước nhưng rất tiếc Lê Long Việt chỉ ở ngôi được 3 ngày thì bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại cướp ngôi
Lê Long Việt (vị vua thứ 2) nối ngôi cha Lê Đại Hành nhưng ở ngôi được 3 ngày thì bị em trai Lê Long Đĩnh giết
Lê Long Đĩnh (vị vua thứ 3) đã làm việc càn dỡ giết Vua cướp ngôi, thích dâm đãng, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư… Do chơi bời trác táng quá Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 – 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế
Lê Long Đĩnh lên ngôi trị vì 4 năm hưởng thọ 24 tuổi, trong khi ở ngôi 4 năm Lê Long Đĩnh được biết đến là vị vua hoang dâm vô độ, tàn độc cô cùng, có hơn 300 vợ và có nhiều thú vui độc ác ví dụ như dóc mía đầu sư…
Tuy nhiên Lê Long Đĩnh cũng là người có công dẹp loạn …nên được nhân dân tôn thờ trong đền
Vì dâm loạn ăn chơi…nên bị bệnh trĩ và hay nằm để thiết triều nên có tên là Lê Ngọa Triều
Năm 1009 Lê Long Đĩnh mắc bệnh và mất, sau đó triều thần nhà Lê không suy tôn bất cứ ai trong dòng tộc nhà Lê lên ngôi nữa mà suy tôn điện tiền đô chỉ huy sứ (tổng chỉ huy quân vệ binh của vua) Lý Công Uẩn lên ngôi
Ngày 21/11/1009 Lý Công Uẩn lên ngôi và mở ra triều đại nhà Lý, khi Lý Công Uẩn lên ngôi ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với chức năng làm kinh đô của một đất nước nữa vì Hoa Lư chỉ là phù hợp cho thế phòng thủ khi chiến tránh, không đủ rộng lớn cho phát triển kinh tế cho thời bình, nên vào năm 1010 Lý Công Uẩn viết Chiếu rời đô di chuyển kinh đô lên thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội) ngày nay
II – Giới thiệu đền vua Lê ở Ninh Bình
1 – Sập Long Sàng
Sập Long Sàng không có trạm khác long bào, hình rồng…vì bề tôi thể hiện sự khiêm nhường hơn
Trước đây vào năm 2007 trong quá trình thi công xây lấp sân hội ở đây thì có ý định di rời sập long sàng này ra một vị trí khách để cho đường dân sinh này rộng hơn, tuy nhiên khi nhấc sập long sàng lên thì cả 2 lần nhấc lên, cả 2 lần đều thấy có rắn trắng ở phía dưới, nên sập vẫn đặt nguyên vẹn đến ngày nay
Tại đền vua Lê được xây dựng thấp hơn bên đền vua Đinh và sập Long sàng không được chặm khắc Rồng vì theo quan điểm Hoàng Đinh Thượng Miếu – Hoàng Lê Hạ Từ nghĩa là vua Đinh là người dựng nước, còn vua Lê chỉ là một vị tướng được suy tôn lên để kế nghiệp nên bên đền thờ vua Lê được xây thấp hơn đền vua Đinh
2 – Tòa Bái Đường
Tòa bái đường là tòa đầu tiên nơi thờ các công đồng, nơi mà quý khách vào trình để xin phép vào phía bên trong, cũng là nơi mà ta xưng tên, xưng tuổi và cáo yết vua
3 – Tòa Thiêu Hương
Nơi thờ các quan văn võ dưới triều nhà Lê
4 – Tòa Chính Cung
- Ở giữa là tượng thờ Lê Đại Hành
- Bên trái là tượng thờ thái hậu Dương Vân Nga (hiện tại tượng của thái hậu được đánh giá là motip tượng nữ đẹp nhất ở việt nam hiện nay) với ba góc nhìn sẽ thấy vẻ đẹp khác nhau, nếu đứng ở phía vua Lê Long Đĩnh nhìn trực diện sang thì sẽ thấy vẻ mặt rất nghiêm nghị vì bà là người buông rèm nghiếp chính với con trai Đình Toàn và nhà Đinh để nghiêm túc suy tôn Lê Hoàn nối ngôi phụng sự đất nước, còn nhìn từ góc bên ngoài vào thì như kiểu mặt bà có nở nụ cười vì đã cùng Lê Hoàn đánh Tống bình Chiêm đã thắng lợi, còn nhìn từ bên trong ra ngoài thì có vẻ như bà rất buồn vì khi tái giá với Lê Hoàn thì triều thần và nhân dân phê phán rất mạnh mẽ
- Bên phải là vua Lê Long Đĩnh
- Lê Long Việt thì không được tạc tượng thờ vì lên ngôi quá ít ngày chưa có công lao với đất nước và nhân dân
Gới thiệu về Thái Hậu Dương Vân Nga
Thái Hậu Dương Vân Nga quê ở huyện Nho Quan, tương truyền khi mới sinh Dương Vân Nga khóc dạ đề rất nhiều, rồi có một vị đạo sĩ đến và viết lên tay thái hậu Dương Vân Nga “nín đi con, nín đi con, một vai gánh vác cả đôi sơn hà” về sau thái hậu Dương Vân Nga hết khóc dạ đề
Thái Hậu Dương Vân Nga có quyết định hi sinh dòng tộc và quyền lợi của con trai, phế đinh toàn về làm vệ Vương như cũ, để trao quyền cho Lê Hoàn lên ngôi, sau 3 năm mãn tang thờ chồng thì Dương Vân Nga đã quyết định tái giá với Lê Đại Hành và trở thành hoàng hậu của triều đại nhà Lê, và trước kia tượng của thái hậu ở bên đền vua Đinh, tuy nhiên theo quan niệm của xuất giá tòng phu nên nhân dân đã quyết định chuyển tượng của Dương Vân Nga sang đền vua Lê để thờ, và theo quan niệm sắp xếp nam tả, nữ hữu thì hoàng hậu sẽ được đặt bên tay phải của vua, hoàng tử đại bên tay trái của vua, tuy nhiên với trường hợp của thái hậu Dương Vân Nga nhân dân ta đã đặt bên trái bên trái của vua Lê với sự ý nhị rằng mặc dù làm hoàng hậu dưới thời nhà Lê nhưng lòng vẫn luôn nhớ về chồng nến đặt tượng thái hậu hướng về đền vua Đinh
Dương Vân Nga là người cầu nối 2 triều đại và làm hoàng hậu 2 triều đại có công với cả 2 triều đại, người phụ nữ tài giỏi quyền lực, người đời biết đến câu thơ
Vua Lê Đại Hành và Dương Vân Nga có hạ sinh duy nhất một công chúa là công chúa Phất Ngân, và tương truyền sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi thì lập Phất Ngân làm vợ và cùng vua lên kinh đô Thăng Long rồi chính vì thế tại đền thờ vua cha công chú phất Ngân không được lập tượng thờ, chỉ có bài vị ở trong đền.
Bạn có thể xem bài viết về nhà Đinh và đền vua Đinh ở Ninh Bình phía dưới