Giới thiệu tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh được thành lập từ năm 1963
Tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam
- Phía tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn
- Phía nam giáp thành phố Hải Phòng và Vịnh Bắc Bộ
- Phía bắc giáp khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc
Diện tích: tỉnh Quảng Ninh có hơn 6.200km2
Dân số: Tính đến tháng 11/2024 tỉnh có 1.429.841 người
Thành phần Dân tộc:
- Tỉnh Quảng Ninh có 22 dân tộc, gồm người Kinh và 21 thành phần dân tộc thiểu số
Quảng Ninh được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”
- Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, và vùng biển và hải đảo, với hơn 80% đất đai là đồi núi.
-
Trong đó có hai dãy núi chính: là dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.472 m) thuộc huyện Bình Liêu, và núi Yên Tử cao 1.068 mét, và có hơn 2.000 hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên
- Đường bờ biển dài 250km (tổng chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.260km)
- Có 11 bến cảng gồm: Cảng Mũi Chùa, Cảng Vạn Gia, Cảng than Cẩm Phả, Cảng nhà máy xi măng Cẩm Phả, Cảng tổng hợp Cái Lân, Cảng xăng dầu B12, Cảng nhà máy đóng tàu Hạ Long, Cảng khách Hòn Gai, Cảng nhà máy xi măng Hạ Long, Cảng nhà máy xi măng Thăng Long, Cảng xăng dầu Cái Lân.
- Có 5 thành phố trực thuộc gồm: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều
- Có 132km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
- Có 3 cửa khẩu là : cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Hoành Mô.
- Sân bay quốc tế Vân Đồn khánh thành năm 2019, Đây là sân bay do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư và là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam.
Tài nguyên
Than
- Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam chiếm hơn 90% than cả nước
- Giai đoạn 2016-2021, trung bình mỗi năm TKV khai thác và tiêu thụ khoảng 39-42 triệu tấn than nguyên khai
- Than Quảng Ninh – là than nặng dùng cho luyện kim như ( đúc gang, đồng, nhôm, sắt, có màu sắc đen, ánh kim. Đây là loại than đá, phục vụ cho đốt lò hơi công nghiệp, Nguồn tài nguyên than của Quảng Ninh có trữ lượng ước tính đạt 8,8 tỷ tấn, trải dài từ Đông Triều đến Cẩm Phả, có khoảng 3,6 tỷ tấn nằm ở độ sâu dưới 300m, là nơi có trữ lượng than và chất lượng lớn nhất vùng Đông Nam Á, cung cấp chủ yếu là than antraxit có độ bền và hàm lượng cacbon cao
- Than quảng Ninh hay còn gọi là mỏ than Đông Bắc để phân biệt với mỏ than Sông Hồng
- Ngành than Quảng Ninh nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh Quảng Ninh chiếm đến 60%, đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh. Trong 30 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn đã nộp ngân sách nhà nước với số tiền trên 280 nghìn tỷ đồng
Du lịch
Vịnh Hạ Long
- Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Diện tích 1.553 km² – vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km²
- Có 1.969 hòn đảo lớn nhỏ
- Lịch sử kiến tạo khoảng 500 triệu năm
- Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới về giá trị thẩm mỹ
- Năm 2000 được UNESCO công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo
- Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003
- Hiện tại Hạ Long có hơn 500 tàu du lịch, có rất nhiều tàu đi ngủ qua đêm với chất lượng 5 sao
- Mỗi năm Hạ Long đón hàng triệu lượt khách, đa số là khách quốc tế, cùng với các điểm du lịch khác trong tỉnh đã đóng ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng/ năm
Truyền thuyết Vịnh Hạ Long
- Trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
- Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ
Sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng là ranh giới giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ngày nay, gọi theo phiên âm chữ Nôm là Bạch Đằng Giang, Từ Bạch có nghĩa là trắng, từ Đằng có nghĩa là “bụi cây quấn quýt”, tên Nôm là Dầng hay Rừng. Và ba từ “Bạch Đằng Giang”, nghĩa là sông có “rừng sóng bạc đầu”, mà gọi theo dân gian là sông Thần
Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội
Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam gắn liền với 3 lần thủy chiến sau:
- Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên Bạch Đằng năm 938
- Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống trên sông Bạch Đằng năm 981
- Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288