Người Mường ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở miền Bắc Việt Nam, Dân số người Mường tại Việt Nam theo kết quả điều tra dân số năm 2019 là 1.452.095 người, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình chiếm 37,81% và các tỉnh lân cận là Thanh Hóa 25,92%, Phú Thọ 15,04%, Sơn La 5,83%, Hà Nội 4,29%. Các vùng còn lại chiếm 11,11%

Bài viết này Falcon Travel sẽ tập trung giới thiệu về người Mường tại tỉnh Hòa Bình với 4 Mường là Mường Bi ở huyện Tân  Lạc (Mường Bi gắn liền truyền thuyết cây Si), Mường Vang ở huyện Lạc Sơn, Mường Thàng ở huyện Cao Phong và Mường Động ở huyện Kim Bôi

Theo hoabinh.gov.vn đến năm 2022 tỉnh Hòa Bình có 6 dân tộc cùng sinh sống đó là người Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. cái đặc biệt ở đây là dân số người Mường Chiếm nhiều hơn người Kinh

Người Mường là cư dân bản địa, sinh sống ở Hòa Bình đã lâu đời. Trải qua tiến trình lịch sử lâu dài, văn hóa Mường được hình thành, phát triển và “ăn sâu bén rễ” trong đời sống của cộng đồng. Văn hoá Mường được thể hiện rõ nét trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, lễ hội, tri thức dân gian,… Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa đặc sắc của người Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi “Đẻ đất – Đẻ nước”… đến nay vẫn còn và được đánh giá cao trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. 

NGUỒN GỐC:

Người Mường[1] có cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hòa BìnhThanh HóaPhú Thọ,…

TRUYỀN THUYẾT

1 Đẻ đất đẻ nước

Đẻ đất đẻ nước là bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới.

2 Chim Ây, Cái Ứa

Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (những truyền thuyết đó được lưu truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau).

Thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán,khô khan, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thành một cây cổ thụ, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh.

3 Truyền thuyết về Đức thánh Tản Viên (thần núi Ba Vì)

Người Mường Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản Viên Sơn (còn gọi là Sơn tinh) – Con rể vua Hùng thứ 18 – là người Mường Thanh Sơn. Truyền kể rằng, ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cô gái con nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh Thị Điên). Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ nên bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi. Một lần vào rừng lấy củi, cô gái tủi thân ngồi khóc trên một tảng đá và ngủ thiếp đi. Từ đó cô có thai và đã bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi. Cô đã lang thang lần đi đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thấy cô đói khát đã cho cô ăn uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy ngày nay) thì đẻ ra thần Tản Viên. Dân bản ở đây thương tình đã đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động mường cưu mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên, thần được bà Ma Thị truyền cho quyền cai trị và bảo vệ các xứ mường. Thần đã lấy con gái vua Hùng thứ 18 tên là Ngọc Hoa làm vợ.

4 Truyền thuyết Đẻ Giang

Người Mường ở các xã Lai Đồng, Đồng Sơn, Thạch Kiệt còn lưu truyền truyền thuyết “Đẻ giang” như sau: ở đất mường Tồng (tên gọi cũ của Lai Động) có một cái hang gọi là hang Cơng Tiếng. Ở đó có con chim ưng đẻ ra một quả trứng. Quả trứng nở ra một con vứa (con ngài tằm). Con Vứa bay hết Mường này sang Mường nọ rồi đậu vào cây đacây sấu rồi bay tiếp lên núi đá trắng. Cũng từ đó bản Mường trở nên đông vui sầm uất. Người Mường biết làm nhà để ở và đẻ con cái, ra bố mẹ con giang. Bố mẹ con giang ra trước rồi tiếp theo đẻ ra được Buồng Nang Ráu, là cháu nàng Thăn, con của nàng Ún Mái. Nàng ún Mái lại đẻ ra dân ra bản, đẻ ra vợ chồng. Từ đó, Người Mường có quê quán, có nhà có cửa, có cơm ăn, rượu uống và vàng bạc. Họ mang giang đi hát khắp nơi. Từ đó các bản mo giang được truyền bá rộng rãi như sang mường Pi, mường Thàng (Hòa Bình) để những vùng mường này phát triển. Nhờ đó con giang được truyền và ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Mường.

Trên đây chỉ là một vài truyền thuyết tiêu biểu của người Mường Thanh Sơn giải thích về nguồn gốc dân tộc của mình. Mặc dù truyền thuyết mang tính hoang đường và đôi khi tản mạn nhưng lại là tư liệu quý. Người Mường quan niệm mình và người Kinh vốn cùng một cha mẹ sinh ra, cùng máu mủ dòng giống. Chính vì lẽ đó mà cho đến tận ngày nay, người Mường vẫn còn lưu truyền câu ca: “Ta với mình tuy hai mà một. Mình với ta tuy một thành hai”.

NGÔN NGỮ

Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường trong ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam ÁTiếng Mường rất gần với tiếng Việt (Đặc biệt là Mường Tân Lạc, Hòa Bình) có thể nói một cách khái quát (nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%) như sau:

  • Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha,… một số từ khác phụ âm đầu: tay = xay, đi= ti, con dê= con tê, coan tê (con dê), con bò= con pò, máy bừa= máy pừa, tai= xai…
  • Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải= của cải, đểu= đểu, giả= giả…

CHỮ VIẾT

Tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và được xem như thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Thanh điệu tiếng Mường gần với phương ngữ Thanh Hoá, Nghệ An của tiếng Việt. Tiếng Mường được nói chủ yếu tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hòa BìnhThanh HóaPhú ThọYên BáiSơn La và Ninh Bình

Đây là Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 [6]. Bảng chữ cái này phục vụ việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh.

Bộ chữ dân tộc Mường này có 28 chữ cái. Báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường đã sử dụng bộ chữ này.

Bộ chữ tiếng Mường tỉnh Hòa Bình[6]
STT Chữ hoa Chữ
thường
Tên chữ Âm
chữ
1 A a a a
2 Ă ă á á
3 Â â
4 B b bờ
5 C c kờ
6 Đ đ đê đờ
7 E e e e
8 Ê ê ê ê
9 F f ép phờ
10 G g gờ
11 H h hát hờ
12 I i i i
13 K k ka kờ
14 L l e-lờ lờ
15 M m e-mờ mờ
16 N n e-nờ nờ
17 O o o o
18 Ô ô ô ô
19 Ơ ơ ơ ơ
20 P p pờ
21 R r e-rờ rờ
22 T T tờ
23 U u u u
24 Ư ư ư ư
25 V V
26 W w vê kép wờ
27 X X ích-xì xờ
28 Z z zét zờ

ĐỊA HÌNH CƯ TRÚ

Chủ yếu sinh sống tại hạ lưu các con sống lớn như Sông Đà, Sông Mã, Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Đại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác.

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.

Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.

Nguyên liệu để tạo nên một bình rượu cần ngon, có chất lượng chuẩn vị Tây Bắc phức tạp hơn của người Kinh, sau đây là những nguyên liệu độc đáo có trong rượu cần:

  • Men rượu: men rượu được các dân tộc sản xuất rất công phu từ các loại lá cây rừng có chứa tinh dầu, các vị thuốc bắc, gừng, riềng, v.v.
  • Cái rượu: được làm từ các loại ngũ cốc phổ biến như ngô, sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ) và kê
  • Chum, bình để chứa nguyên liệu lên men. 
  • Cần tre thẳng dài khoảng 1 mét, hơ nóng rồi uốn cong. Dụng cụ đong nước trong cốc như Ca, sừng trâu chọc thủng đáy.

Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.

NHÀ CỬA

Người Mường ở nhà sàn, nhà sàn của người Mường có 2 cầu thang, cầu thang chính được đặt ở đầu hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái. Cầu thang chính dành cho khách đến chơi và đàn ông trong nhà, dưới chân cầu thang đặt chiếc chạn đựng nước bằng ống bương để rửa chân tay trước khi bước lên nhà.

Cầu thang phụ dành cho phụ nữ trong gia đình, gia chủ làm bếp, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc sau khi đi làm nương về lên nhà. Các bậc cầu thang phải là số lẻ bởi quan niệm dân gian Mường quan niệm số lẻ là số may mắn.

Tại sao lại phải đặt chuồng gia súc ở dưới gầm sàn. đó là vì xưa rất nhiều thú dữ như cọp, báo…. mà con người lại thưa ít nên phải đặt chuồng gia súc dưới gầm sàn.Khi cọp báo đến thì người nhà đánh chiêng gõ mõ để làm con vật sợ mà đi

Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường có tục làm lễ nhóm lửa. Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình ba con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái. Đêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn lửa không tắt.

Vị trí cửa Poóng của Người Mường rất quan trọng. Người già, người đức cao vọng trọng ngồi bên trên nhất khi ngồi, ăn, uống,

CƯỚI HỎI

Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới. Để dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo thếng), lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti du). Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để hai con gà trống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, hai cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô dì, chú bác.

Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, người Mường rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ em lớn khoảng một tuổi mới đặt tên.

NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống, đặc sắc, được đúc bằng đồng thau hoặc đồng đỏ, Âm nhạc cồng chiêng có mặt trong tất cả các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng: ngày lễ xuống đồng, lễ cầu đảo, ngày hội đánh cá, lễ cơm mới, lễ mừng nhà mới … Còn trong tang lễ, suốt 12 ngày đêm, ông mo tiễn …

LỄ HỘI

Một số lễ hội của người Mường: Lễ hội Khuống mùa ( Khai Hạ), lễ hội đình Vai, đình Cổi, lễ hội chùa Hang, chùa Kè, đình Xàm, lễ hội đền Bờ, lễ hội đền và miếu Trung Báo,….

Lễ Khai Hạ là lễ lớn nhất vào đầu xuân, cầu mùa màng tốt tươi…

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG

Trang phục truyền thống của dân tộc Mường gồm khăn đội đầu, cánh áo ngắn, áo dài, khăn thắt áo, yếm, váy và thắt lưng.

Phụ nữ mặc yếm, áo cánh màu trắng, thân ngắn, xẻ ngực, đầu đội khăn trắng, váy dài đến mắt cá chân gồm thân váy và cạp váy. Áo cánh ngắn được may bằng vải màu trắng, xanh hoặc hồng, có 04 thân, có chiều dài chỉ đến trên eo người mặc, phía dưới là phần cạp váy dài 20cm, sau đó đến phần thân váy. Với áo dài của người phụ nữ Mường thường được mặc chùm phía bên ngoài, được may theo kiểu chiết eo, không có khuy cài, dài tới gần đầu gối kết hợp với trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt, bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961800688
Facebook FalconTravel Zalo: 0961800688 SMS: 0961800688