Tóm tắt Nhà tù Sơn La
Năm xây dựng 1908
Diện tích ban đầu 500m2 sau mở rộng lên 2.170m2.
Tổng lượt tù đầy lên đây là 1.013 lượt
Nhà tù Sơn La cao điểm giam giữ cùng lúc lên đến 500 tù nhân
Năm 1952 Pháp ném bom nhằm xóa dấu vết
Năm 1965 Mỹ cũng ném bom thành phố Sơn La có ảnh hưởng đến nhà tù một lần nữa
Có nhiều đợt vượt ngục tại nhà tù này, tuy nhiên vượt ngục thành công duy nhất 1 lần do Lò Văn Giá đưa các đồng chí vượt ngục, sau khi Lò Văn Giá quay về bị Pháp bắt và đưa vào rừng bắn cho đến nay vẫn chưa tìm thấy phần mộ của Lò Văn Giá
Nhà tù Sơn La nằm trên đồi Khau Cả theo tiếng Thái địa phương ở đây nghĩa là vững chắc, đứng trên đồi này có thể quan sát một phần lòng chảo của thành phố Sơn La, đây cũng là vị trí án ngữ giữa ngã ba đường Sơn La đi Hà Nội, Sơn La đi Điện Biên và Sơn La đi Mường La (tỉnh lị cũ của tỉnh Sơn La)
Chính vì thế năm 1904 khi thực dân Pháp cho chuyển tỉnh từ Vạn Bú Mường La về đóng tại Sơn La ngày nay, và ngay lập tức thực dân Pháp cho xây dựng một số công trình quan trong tại khu vực đồi Khau Cả này như: trường học, trại lính khố xanh, trại quân y…và đặc biệt năm 1908 Pháp đã giáo giết cho xây nhà tù Sơn La (cổng chính và tròi canh vẫn còn giữ nguyên vẹn từ thời Pháp đến ngày nay.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX thì mảnh đất Sơn La được mệnh danh là nơi lam sơn chướng khí nghĩa là rừng thiêng nước độc hay những câu nói nước Sơn La, Ma Vạn Bú, hay Sơn La đi dễ khó về, ngày đi thì có ngày về thì không,
Thực dân Pháp cho xây dựng nhà tù Sơn La hơn 2.000m2 với 49 phòng giam với lối kiến trúc kiên cố, tường thì được làm từ cả đá lẫn gạch dầy khoảng từ 30-60cm chiều cao 3 mét 9, tuy nhiên nhà này lại không làm trần, mái chỉ lợp tôn hoặc ngói và phòng giam của tù nhân thì được làm bằng đá có láng xi măng và có hệ thống cùm chân theo dọc chiều dài tức là trước khi đi ngủ tù nhân đều phải bị cum chân lại, với lối thiết kế như vậy vào mùa hè tạo ra cái nắng nóng như thiêu đốt, vào mùa đông thì cái lạnh rét thấu xương,
Một năm tù nhân ở đây chỉ được phát 1 cái quần áo mỏng, 1 tấm chiếu, 1 cái chăn mỏng cho nên trước năm 1939 ở đây tù nhân còn chết cóng luôn trong bệ xi măng (giường) nhưng cai ngục thản nhiên nói thêm 1 thằng, bớt 1 thằng không có nghĩa lý gì cả
Và khi ốm ở trong phòng giam thường không qua khỏi chúng sẽ đầy ra phòng giam phía ngoài kia (gọi là phòng giam cho người ốm )và ở đó cũng không phát cho thuốc men gì cả mà cho tù nhân chết dần chết mòn, anh em trong tù còn gọi đó là nhà xác của nhà tù Sơn La
Lúc bấy giờ nhà tù Sơn La được ví như một quan tài nắp mở chỉ chờ tù nhân tắt thở thì đem chôn
Cũng chính nơi được ví như địa ngục trần gian này khí tiết của những người anh hùng được chói sáng, nơi đây đã ươm lên những mầm hạt giống đỏ cho phong chào cách mạng Việt Nam, tiêu biểu như Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Lương Bằng, và đặc biệt đó là Tô Hiệu người được coi là cánh chim đầu đàn cho phong chào cách mạng tại nhà tù Sơn La
Ở cạnh phòng giam này chính là cây Đào mang tên Tô Hiệu là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt cho tinh thần bất khuất của anh em tại đây, và rất vinh dự cho nhân dân tỉnh Sơn La vào năm 1975 đã được chiết một nhánh nhỏ mang về lăng phủ chủ tich trồng nhân dịp kỷ nệm hoàn thành Lăng
Nhà tù Sơn La hiện nay không hoàn toàn nguyên vẹn vì trải qua 2 cuộc ném bom của Pháp 1952 Pháp thất bại chiến dịch Tây Bắc họ rút chạy khỏi Sơn La và cho ném bom để xóa đi tội ác của mình, và đến năm 1965 Mỹ ném bom miền bắc cũng ném bom vào vào Sơn La một lần nữa nhà tù cũng bị ảnh hưởng
Ở đây Pháp không dùng các biện pháp tra tấn như là máy chém hay chuồng cọp như nhà tù Phú Quốc hay Hỏa Lò mà chúng dùng bệnh tật để tiêu hao bệnh nhận, và chúng cho lây truyền bệnh tật bằng cách xầy nhà vệ sinh cạnh phòng giam và cao hơn giường ngủ, và không cho nước dội rửa và phía ngoài có cửa nói là tiện rửa nhưng thực tế là lợi dụng gió Lào thổi thốc ngượ vào trong phòng ngủ để phòng luôn trong tình trạng bẩn thỉu, hôi thối, ô uế, ngột ngạt để gây bệnh tiêu hao tù nhân tại đây
Đồng chí Trần Huy Liệu cũng bị tù ở đây và ông có miêu tả qua câu thơ
Nằm bên nhà xác xa vài bước
Ngửi cứt cầu tiêu đủ bốn mùa”
Phòng giam để giam giữ Tô Hiệu hình tam giá (giam riêng) trong suốt 4 năm ở tại nhà tù Sơn La, Tô Hiệu sinh năm 1912 tại Văn giang Hưng Yên sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước, đông chí đã hoạt động cách mạng từ năm 14 tuổi đến năm 18 tuổi đã vào Sài Gòn hoạt động cách mạng với anh trai là Tô Chấn, trong một lần đang họp bị bại lộ và thực dân Pháp bắt kết án 4 năm tù tại trại giam Côn Đảo,ông bị đánh đập và tra tấn, bị bệnh Lao, sau khi mãn hạn tù thì về quê Hưng Yên tiếp tục hoạt độnh cách mạng ở nhiều tình thành, vào năm 1939 trong một lần đi kiểm tra cơ sở in ấn truyền đơn của ta ở Hải Phòng để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mới đồng chí lại bị Pháp bắt lần 2 và kết án 5 năm tù và đầy lên nhà tù Sơn La cho ở phòng giam hình tam giác chưa đầy 4m2 này trong phòng cho để 1 thùng đựng phân và nước tiểu không có nắp, đây cũng là phòng giam duy nhất ở nhà Tù Sơn La này giam 1 người, còn lại là phòng giam tập thể, và cũng là phòng giam duy nhất có cửa hướng ra đường lính đi tuần, còn các phòng khác có cửa hướng ra cổng chính, nhằm cô lập đồng chí để đồng chí không liên lạc được với các đồng chí khác trong nhà tù, tuy nhiên Tô Hiệu vẫn bí mất viết tài liệu huấn luyện anh em và được anh em bầu làm bí thư chi bộ tại nhà tù, và do sức khỏe yếu nên đồng chí chỉ giữ được chức bí thư hơn 1 năm thì mất
Ở đây có 1 phòng giam đặc biệt nhỏ hẹp, gọi là phòng và giam. đây là phòng giam đặc biệt dài 1,6 mét, chiều ngang 1 mét, hẹp như này nhưng lúc cao điểm họ nhốt 4 người vào đây và tù nhân khi đứng, khi kham vì quá hẹp, trong góc phòng cho đựng ngay 1 thùng đựng phân và nước tiểu không có nắp đậy, nhiều khi các đồng chí còn hi sinh manh áo của mình che đậy làm nắp, tất cả các hành động của Pháp là nhằm thủ tiêu ý trí của các đồng chí
Ở góc tường hiện có ban thờ hương hoa, đây là nơi đồng chí Tô Hiệu hi sinh, Tô Hiệu bị giam ở phòng Tam Giác kia 4 năm từ 1940 đến 1944 khi đến thời điểm đồng chí ho ra nhiều máu anh em đã đấu tranh với thực dân Pháp cho di chuyển ra chỗ Kho Xếp này để ở, khi ở đây đồng chí rất mệt mỏi rồi ho ra nhiều máu nhưng vẫn 1 tay ôm ngực 1 tay viết tài liệu hướng dẫn anh em đồng chí có nói ‘mình biết chắc mình chết sớm hơn mọi người nên mình vẫn đang cố công hiến cho cách mạng” và tổng thời gian ở Kho Xếp này hơn 1 tháng vào hồi 10h sáng ngày 7/3/1944 sau một đợt ho ra nhiều máu thì Tô Hiệu đã trút hơi thở cuối cùng, mất lúc 32 tuổi chưa từng lập gia đình, có 12 năm tuổi đảng, 8 năm tù khổ sai. lúc này anh em lại một lần nữa đấu tranh với thực dân Pháp cho chôn cất Tô Hiệu. còn các đồng chí khách khi chất thực dân Pháp chỉ vứt xác ra khu vắng gần đây mà không chôn cất, anh em gọi đó là nghĩa địa gốc Ổi, Thực dân Pháp nhượng bộ cho 4 đồng chí trong tù đưa Tô Hiệu đi chôn cất, anh em đã bí mật khắc tên Tô Hiệu và tấm đá đem chôn cùng, sau này 1980 nghĩa địa được khai quật tất cả thi thể anh em không thể phân biệt duy chỉ có Tô Hiệu là nhận biết được đúng, hiện nay đồng chí được án táng tại nghĩa trang liệt sĩ nhà tù Sơn La cũng chính là nghĩa địa gốc ổi năm xưa cách nhà tù Sơn La khoảng 400 mét ngay chân đồi
Đồng chí Hoàng Cương bạn tù của Tô Hiệu khi có dịp quay lại thăm nhà tù Sơn La năm 1989 có làm bài thơ như sau
Viếng anh Tô Hiệu
Ngày 7/3 năm bốn tư
Tôi khóc bên anh tại ngục tù
Hôm nay trở lại thăm nơi cũ
Viếng anh an giấc ngủ ngàn thu
Giữa sân là bể chứa nước ngầm có dung tích 50m3 cho anh em tù nhân sinh hoạt, chỉ có cửa xả thoát nước, chứ không có đường dẫn nước vào, mà anh em hàng ngày ra suối đẩy xe nước về đổ vào thôi, bên cạnh còn xe phục chế mô phỏng, một tuần chỉ tắm 1 lần, và dùng nước sinh hoạt rất ít
Ngay cạnh khu bể nước bên dưới kia là phòng giam giữ rất chật hẹp cùm chân nửa nằm nửa ngồi dành cho những tù nhân mà họ cho là cứng đầu cứng cổ tại đây vid dụ Nguyễn Lương Bằng và Trường Chinh thường xuyên bị giam giữ ở đây…và được ngụy trang là kho thóc lúa….để đoàn báo chí không phát hiện
QUÁ TRÌNH DI CHUYỂN TÙ NHÂN TỪ HÀ NỘI LÊN SƠN LA
TỪ HÀ NỘI ĐẾN CHỢ BỜ HÒA BÌNH THÌ BỊT MẶT CHO VÀO XE Ô TÔ
CÒN ĐOẠN TỪ CHỢ BỜ LÊN SƠN LA hơn 220km thì hoàn toàn đi bộ và cùm tay phải người này với tay trái người kia thành 1 đôi, mỗi người đều bị cùm chân và lê theo 1 dây xích dài 50cm, và cứ 10 đôi thì sâu thành 1 tóp bằng một sợi dây xích dài, cứ 1 người ngã thì người bên cạnh cũng ngã, di chuyển cũng rất khó và ăn ngủ ỉa đều không rời nhau, Đồng chí Trần Huy Liệu đã tả lại cảnh đó trong bài thơ: “Đi Đày Ở Sơn La”
“Một xích, hai thằng khắp đó đây;
Ngủ ăn, đái, ỉa chẳng rời tay;
Anh em ta thắt dây liên lạc;
Trên bước đường xa, cát bụi đầy”.
Bệnh tật như sốt rét, lao…đường ruột vì ăn toàn cơm nếp ngâm nước vôi tôi
Lại Đến Sơn La
Lại đến Sơn La lại đến rừng
Nằm trên đỉnh núi
Thăm thăm hầm gian
Đêm đêm
Đến Sơn La bạn cũng có thể ghé thăm di tích lịch sử Nà Sản