Thuyết minh trận đánh Điện Biên Phủ 1954 – Nguyên nhân – Diễn biến – Kết qủa – Ý nghĩa
I – CHIẾN DỊCH HẢI LY
- Khoảng 8h sáng 20/11/1953 có 33 chiếc Dakota cất cánh từ Hà Nội trong bụng chúng là quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương điểm đến là Điện Biên Phủ đến đây phân thành từng tóp cứ 3 chiếc 1, bay ào ạt vào ĐIện biên mà tại thung lũng Điện Phủ lúc đó phía ta chỉ có một tiểu đoàn thuộc trung đoàn độc lập 148 đang đóng quân
- Ở Hà Nội tiếp tục có 32 chiếc Dakota khác đang đóng ở sân bay Gia Lâm sẵn sàng đợi lệnh cất cánh chiến dịch Hải Ly chính thức bắt đầu
- Tên gọi Castor – Hải Ly là có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp – nó là con vật hộ mệnh cho các kỵ sĩ, Tổng chỉ huy chiến dịch quân sự Nava từng là kỵ sĩ
- Hải ly là chiến dịch thả dù binh lính và trang thiết bị lớn nhất trong tổng số 400 chiến dịch đường không trong chiến tranh Đông Dương, đó là câu trả lời của Pháp dành cho quân đội Việt Minh hành quân lên Tây Bắc đầu tháng 11 năm 1953
- Tổng chỉ huy quân Pháp tướng Navar lo ngại cuộc hành quân này của Việt Minh hướng sang nước Lào, nước Lào vừa ký 1 hiệp ước hữu nghị với Pháp và trở thành thành viên độc lập của liên hiệp Pháp, tướng Navar muốn bảo vệ đồng minh trong trường hợp Việt Minh đánh sang nước Lào
- Cuộc đụng độ giữa lính dù viễn chinh Pháp và quân Việt Minh hoàn toàn không cân sức đại đội trưởng Trần Can thuộc trung đoàn 148 muốn bắn máy bay nhưng lính của ông chưa bao giờ được huấn luyện cách bắn máy bay vì tiểu đoàn của ông là bộ binh chỉ đánh gần
- Sau hơn 6 giờ đồng hồ chiến đấu giao tranh quân Việt Minh thương vong hơn 60 người và phải rút vào rừng củng cố lực lượng
- Chiến dịch Hải Ly kết thúc vào ngày 23 tháng 11/1953 (tức chỉ trong 3 ngày này Pháp đã thả hơn 4,500 binh sĩ và hàng ngàn tấn thiết bị và đường băng tại cánh đồng Mường Thanh được Pháp gấp rút sửa sang, đến ngày 26/11/1953 những chiếc máy bay trở người và vũ khí đã hạ cánh được xuống Điện Biên
II – NGHIÊN CỨU CỦA TA VÀ XÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH
- Cũng vào ngày 26/11/1953 một đoàn cán bộ cấp cao của Việt Minh đã từ Thái Nguyên di chuyển sang Điện Biên theo hướng Tuyên Quang, Yên Bái Ba Khe, Cò Nòi Sơn La…để chuẩn bị cho chiến trường, trong số họ có tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Hoàng Văn Thái và phó trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Mai Gia Sinh, đi cùng đoan có Hoàng Minh Phương người phiên dịch tiếng Trung cùng đi
- Trên đường đi đoàn có dừng lại ở Nà Sản (vì trong năm 1952 khi Pháp rút chạy khỏi Tây Bắc thì có thành lập một tập đoàn cứ điểm tại Nà Sản và vào tháng 12/1952 bộ đội Việt Minh đã 3 lần tấn công tập đoàn cứ điểm Nà Sản đều không thành công, thậm chí tổn thất rất lớn
- Đoàn nghiên cứu đã dành 1 ngày tại Nà Sản nghiên cứu cả 2 ông Hoàng Văn Thái và Mai Gia Sinh muốn rút kinh nghiệm cho trận đấu sắp tới
- Khi mà quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ trong 3 ngày khoảng 4.500 quân thì lúc này Việt Minh vẫn chưa biết ý tưởng của Pháp tại đây, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã yêu cầu cục quân báo đi nắm bắt tình hình, thì cục quân báo đi thám thính báo về là Pháp mang cả dây thép gai, xi măng…thì lúc này đại tướng VNG mới nghĩ rằng có khả năng Pháp sẽ chốt chặn ở đây lâu dài, với quân số cũng như vật liệu…lớn như vậy thì chắc chắn Pháp sẽ xây dựng lên tập đoàn cứ điểm ở đây rất lớn, mà muốn đánh được tập đoàn cứ điểm lớn tại đây thì cần nghiên cứu lại cách đánh tại tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản
- Qua nghiên cứu tại Nà Sản ông Mai Gia Sinh cố vấn Trung Quốc nói với Hoàng Văn Thái là nhận thấy một số sơ hở của địch mà ta có thể lợi dụng được,vì trong cách đánh tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản là ta đánh theo cách BÓC VỎ tức là đánh từng cứ điểm một nên địch cũng dồn toàn lực lượng pháo binh đánh ta nên thương vong của ta rất nhiều, ta không thể rứt điểm được, có những cứ điểm ta thành công thì hôm sau địch lại dồn lực lượng chiếm lại
- Sau đó đoàn nghiên cứu của Việt Minh lại gấp rút lên Điện Biên nghiên cứu chiến trường
- Điện Biên không hề có trong kế hoạch mà tướng Nava đã trình bày trước các cấp chính trị trong vài tháng trước, tuy thế Điện Biên có vùng đồng bằng rộng 9km dài 16km nằm gần biên giới với Lào, vậy nên Điên Biên Phủ điểm lí tưởng để tướng Nava chọn làm căn cứ giao chiến để phô diễn sức mạnh vũ khí hạng nặng và không quân, chỉ có Điện Biên Phủ mới có thể để Pháp xây dựng một căn cứ chiến lược về cầu hàng không và xây dựng một căn cứ không quân, thậm chí xây dựng một đơn vị thiết giáp ở Điện Biên Phủ với tổng cộng 10 xe tăng được máy bay thả xuống và được lắp tại chỗ
- Ngày 29/11/1953 Tướng Nava tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông và tướng Cô Nhi chỉ hủy các lực lượng mặt đất tại bắc Việt Nam đến thăm Điện Biên nhìn chung họ rất hài lòng về chiến dịch Hải Ly đối với họ chiến thắng về cả chiến thuật và chính trị
- Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nên Tấy Bắc trở thành hướng chính như dự kiến của Ta trong kế hoạch Đông Xuân, nếu địch không rút nhanh như Nà Sản thì đồng nghĩa họ xây tập đoàn cứ điểm lớn ở đây, Ta xác định sẽ lên kế hoạch lực lượng đánh công kiên tại Điên Biên Phủ
- Phía Pháp không hề có ý định rút nhanh mà bộ chỉ huy tối cao quân Pháp chỉ chờ cơ hội này để phô trương sức mạnh không quân và được đánh một trận theo quy ước mặt đối mặt vì từ trước tới nay các cuộc đụng độ với quân đội nhân dân Việt Nam chủ yếu là theo kiểu chiến tranh du kích
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bộ tổng tham mưu nghiên cứu phương án cách đánh cho thời gian sắp tới, đây sẽ là trận đánh lớn nhất của quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập vào năm 1944
- Suốt từ lúc quân Pháp nhảy dù vào Điện Biên đến đầu tháng 12/1953 gần nửa tháng phía Ta luôn theo dõi bám sát các di biến động của Pháp trong quá trình xây dựng căn cứ, và Ta khẳng định đây là một tập đoàn cứ điểm rất lớn nên dự kiến sẽ phải đánh lâu dài
- Ngày 6/12/1953 tổng quân ủy trình lên bộ chính trị đề án mở chiến dịch Điện Biên Phủ thời gian tham chiến dự kiến là 45 ngày
III- BÍ MẬT VÀ CÁC CUỘC HÀNH QUÂN CỦA TA
- Chiến dịch bí mật mang tên Trần Đình, ông Nguyễn Xuân Mai khi ấy mới tròn 18 tuổi là chiến sĩ liên lạc phòng không của đại đoàn 316, ông Mai cùng đồng đội hành quân từ Thanh Hóa lên Điện Biên trong 2 tuần trước khi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên (cứ đêm thì đi còn ngày thì mắc võng ngủ trong rừng, mỗi người mang ít nhất 10 ngày gạo và ba lô quần áo tổng mỗi người mang vác khoảng 20-30kg, gần 1 tháng bắt đầu đi từ Hậu Phương ông Mai đặt trân đến Tuần Giáo lúc này ông và đơn vị mới biết địch đã chiếm Điện Biên Phủ, và được cấp trên cho biết Ta sẽ mở chiến dịch Trần Đình bí danh của chiến dịch Điện Biên Phủ
IV- CÁCH ĐÁNH CHỚP NHOÁNG – NỞ HOA TRONG LÒNG ĐỊCH
- Ông Mai Gia Sinh và Hoàng Minh Phương cùng đoàn nghiên cứu đến Điện Biên Phủ lúc này công sự dã chiến vẫn chưa thành hình hài vẫn đang sơ sài và chưa cố định,
- Ông Mai Gia Sinh bàn với phó tướng Hoàng Văn Thái và 2 đồng chí tổng cục chính trị Lê Liêm và tổng cục cung cấp hậu cần Đặng Kim Giang theo tôi thì đánh nhanh thắng nhanh, đánh chớp nhoáng sau khi nghe xong ông Liêm và ông Giang nghe khoái quá vì đánh theo cách này thì ông Liêm nói khí thế bộ đội lên cao vì đánh xong được về đồng bằng ai cũng phấn khởi, còn ông Giang thì bớt khó khăn về tiếp tế cung cấp hậu cần
- Cụ thể ông MAI GIA SINH nêu phương án đánh CHỚP NHOÁNG chỉ trong vòng 3 ĐÊM 2 NGÀY cách đánh “nở hoa trong lòng địch” tức là Ta dùng một lực lượng mạnh đánh thọc sâu vào lòng cứ điểm rồi từ trong lòng chảo Điện Biên đánh ra và bên ngoài cách đồng lòng chào sẽ đánh vào xung quanh, tức là trong đánh ra, ngoài đánh vào, với một lượng ít nhất 2000 quả đạn pháo dội cấp tập cùng lúc sau đó bộ đội sung phong ào ạt đánh vào 3 đêm 2 ngày sẽ dành được thắng lợi
- Mọi thành viên trong đoàn tiền phương tin là với 4 đại đoàn bộ binh tinh nhuệ và 1 đại đoàn công binh và pháo binh quân ta sẽ đanh chiến thắng sớm và kịp về quê ăn tết
V – BÁC HỒ – “CHẮC THẮNG MỚI ĐÁNH, KHÔNG CHẮC THẮNG KHÔNG ĐÁNH”
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm chỉ huy trưởng đi Điện Biên, trước khi đi ông đến gặp chủ tịch Hồ Chí Minh khi chia tay bác nhắc trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng “chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” đại tướng cảm thấy trọng trách rất cao
- Nặng nề ở chỗ tập đoàn cứ điểm này rất lớn, mà trong lịch sử 8 năm trước đó ta chưa từng đánh thắng hình thức phòng ngụ kiểu tập đoàn cứ điểm như này, mà trận này quy mô lớn hơn tất cả các trận trước mà lại bắt buộc phải thắng đặc biệt lại ở rất xa hậu phương 300-500km mà đảm bảo lương thực cho hàng vạn quân đánh trong thời gian dài nên không hề là đơn giản
- Ngày 12/1/1954 đoàn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đến sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên, trong 4 người trong bộ chính trị thì cả 3 đồng chí là tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, tổng cục chính trị Lê Liêm, và tổng cục cung cấp hậu cần Đặng Kim Giang đều nhất chí phương án khai hỏa ngay trong tháng riêng, chỉ duy nhất Võ Nguyên Giáp băn khoăn tuy nhiên trước một trận đánh lớn then chốt để đoàn kết nội bộ đại tướng tạm thời đồng ý phương án đánh nhanh thắng nhanh
- Vì sao đại tướng còn băn khoăn phương án đánh nhanh thắng nhanh vì các lý do sau:
+ Một là trong lịch sử đánh Pháp chúng ta chưa từng đánh thắng 1 cứ điểm nào mà quân Pháp có hơn 1 tiểu đoàn tăng cường mà bây giờ quan Pháp có đến 49 cứ điểm với 12 tiểu đoàn và các đại đoàn đôc lập với tổng cộng khoảng 16.200 quân
+ Hai là có một đồng chí mà đại tướng rất tin tưởng gọi điện trả pháo vì không biết phối hợp pháo binh và bộ binh như nào
+ Ba là bộ đội Việt Minh trước giờ chủ yếu đánh vào ban đêm hoặc đánh ở vùng núi mà bây giờ xuống một cánh đồng lòng chảo rộng như thế để phơi mình cho pháo bình và không quân Pháp bắn
Ngày nổ súng dự kiến là 20/1/1954
- Nên các đơn vị nhận lệnh cho việc sẵn sàng khai hỏa, việc kéo pháo vào trận địa được gấp rút triển khai
- Ông Nguyễn Xuân Đại là trung đội trưởng một trung đội Pháo 105ly vũ khí bất ngờ mà quân đội Ta dành cho Pháp lẽ ra pháo sẽ vào hầm trú ẩn sau 48 tiếng nhưng do khó khăn phát sinh nên pháo đến muộn hơn, vì khi nghiên cứu đường kéo pháo lên không phải là pháo binh mà là công binh nghiên cứu nên họ quan niệm không đến nỗi căng thẳng lắm, vì trước đây ở Hòa Bình cũng do công binh làm đường và làm cho hầm có nắp pháo binh chỉ việc kéo vào thôi tuy nhiên chỉ kéo dài mấy trăm mét thôi, lần này ở Điện Biên thì kéo lên núi dài 15km lúc đầu hình dung kéo 2 ngày 2 đêm, nhưng lúc kéo thì 8-9 ngày mới đến nơi
- Đến chiều 19/1/1954 tức chỉ còn 24h trước thời điểm nổ súng mà pháo vẫn chưa được kéo hết vào vị trí, bộ chỉ huy quyết định rời ngày nổ súng đến ngày 25.1/1954
- Tuy nhiên chiều ngày 23/1 đồng chí Phạm Kiệt đặc phái viên của bộ tư lệnh mặt trận Tây Bắc đi theo để kéo pháo gọi điện báo cáo anh Văn tức đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng báo cao anh tôi đang có mặt tại trận địa pháo cao xạvà lựu pháo một số pháo đã vào trận địa, những công sự dã chiến ở một cánh đồng bằng phẳng tôi đang lo rằng sau đêm đánh đầu tiên nếu ta không không diệt được hết pháo binh địch thì hôm sau pháo binh địch phản kích và không quân địch phát hiện mục tiêu đánh phá thì ta không có cách nào bảo toàn được pháo, làm sao hàng trăm người ôm một khẩu pháo chạy được, nên đề nghị anh cân nhắc, đặc biệt hướng đồi độc lập cách pháo binh ta có mấy trăm mét, khi địch xông ra thì ta không có cách nào bảo vệ được pháo, lúc này bộ đội ta còn phải đào hầm hố xung quanh để dùng đạn ria để chiến đấu bộ bình nếu quân địch xông ra tiến đến pháo của ta
- Thang giêng 1954 tập đoàn cứ điểm tại Điện Biên đã hoàn thành hình mẫu theo mô hình tập đoàn cứ điểm tại Nà Sản nhưng với quy mô lớn hơn rất nhiều lần Nà Sản, quân Pháp nôn nóng muốn khai trận
VI- CÔNG KÍCH TÂM LÝ
- Đại tá (Đờ Cát) de Castries cho máy bay thả dải truyền đơn xuống với thông điệp đến bác Giáp nội dung TÔI ĐANG ĐỢI ÔNG, ÔNG CÒN CHỜ GÌ NỮA – HÃY ĐẾN ĐÂY TÔI ĐANG ĐỢI ÔNG
- Niềm tìn của Pháp họ tin tuyệt đối vế sức mạnh pháo hạng nặng của phía họ vì họ có lợi thế về tiếp tế hàng không căn cứ của họ cách Hà Nội 400km đường chim bay nhưng dễ hơn là Việt Minh có căn cứ ở Thái Nguyên hay Thanh Hóa mà lại không có đường bay chỉ vận tải bằng sức người
VII – QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI
- Ngày 24/giêng/1954 một chiến sĩ chinh sát của Ta bị địch bắt, địch loan báo cho nhau là Việt Minh sẽ tiến công vào chiều 25,
- Đại tướng quyết định hoãn ngày nổ súng sang ngày 26, mục đích đại tướng cũng muốn hoãn binh chi kế để trước khi hạ quyết tâm thay đổi cách đánh
- Thông tin bại lộ đó thực thế không phải anh chinh sát bị bắt khai, mà do tổng cục cung cấp tiền phương trong một bức điện để lộ địch dịch được mật mã
- Giờ nổ súng được lùi vào 17h ngày 26 tháng giêng, nhưng vào buổi sáng của ngày khải hỏa. Đại Võ Nguyên Giáp đã ra quyết định hoãn trận đánh vô thời hạn, trước khi đi đến quyết định này bác Giap đã cho người gặp bộ tổng tham mưu và yêu cầu ông Vi Quốc Thanh phải thay đổi cách đánh, lúc này ông Vi Quốc Thanh hỏi vậy theo ý của Võ Tổng Tư Lệnh thì nên làm như thế nào, đại tướng Võ Nguyên Giap bảo phải hủy ngay cuộc tấn công chiều nay và lập tức lui quân, kéo pháo về lại nơi tập kết chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc thắng chắc
- Để đảm bảo việc rút lui bớt tổn thất tôi đã có ý định cho một đơn vị tiến quân thần tốc ngay chiều nay sang thượng lào để uy hiếp Luông Pha Băng để thu hút không quân địch về phía đó giảm bớt sức ép không quân địch ở Điện Biên Phủ, sau một loạt suy nghĩ đồng chí Vi Quốc Thanh mới nói tôi đồng ý với Võ Tổng Tư Lệnh nhưng khó làm công tác tư tưởng lắm đấy, vậy đồng chí đả thông tư tưởng cho quân đội Việt Nam tôi sẽ đả thông tư tưởng cho cố vấn phía Trung Quốc
- Lệnh lui quân được đưa ra lúc 11h sáng ngày 26 tháng giêng tức chỉ trước 6 tiếng khai hỏa, khi lệnh này chuyền xuống bộ đội vẫn ngơ ngác, thẩm chí có người còn bảo thằng nào, thằng nào bảo lui quân, đề phòng Việt Gian, trong quấn hồi ức của mình đại tướng dành một chương cho cái gọi là quyết định khó khăn nhất
- Chúng ta đã đưa hết lực lượng tinh nhuệ nhất lên Điện Biên, Việt Minh lúc đó có 6 sư đoàn bộ binh thì đưa lên Điện Biên 4 sư đoàn, và toàn bộ sư đoàn pháo binh, công binh cũng đưa lên Điện Biên, tức là dồn hết khả năng lên Điện Biên, nên đại tướng cảm nhận là mình chịu trách nhiệm trước hàng vạn sinh mệnh quân đội, vì nếu không thắng thì sẽ như nào
- Bộ đội chờ đêm xuống để rút lui về địa điểm tập kết
VIII – DIỄN BIẾN
1 – Cuộc tiến công thứ nhất nhằm vào phân khu Bắc
- 17H5 phút ngày 13/3/1954 một trận cuồng phong ập xuống Điện Biên Phủ tất cả các cụm cứ điểm của Pháp đã trở thành mục tiêu của đạn pháo Việt Minh nhưng cao điểm cần hạ gục hôm đó là HIMLAM nằm ở phía bắc của thung lũng phía Bắc người Pháp gọi trung tâm đề kháng này là Pê A tỜ rít (Béatrice), mà quân đồn trú tại Béatrice là một đội quân tinh nhuệ bán lữ đoàn thuộc quân đoàn Lê Dương 13 do thiếu tá Pego chỉ huy tiếng tăm của họ có từ thời đại thế chiến thứ 2 họ đã tham gia và đã từng thắng rất nhiều trận đánh
- Ngay từ loạt đạn đầu tiên đạn pháo của Việt Minh đã trúng mục tiêu và kho đạn pháo của quân địch tại cứ điểm Him lam
- Binh lính pháp dùng những từ như cơn mưa đạn, ngày tận thế…những người còn sống sót sau này nói họ chưa từng phải đối mặt với một hỏa lực mạnh như thế đến từ quân đội nhân dân Việt Nam
- Vì pháo Binh và Bộ Binh của Việt Minh lần đầu tiên hợp đồng tác chiến nên tư lệnh pháo Đào Văn Trường nóng lòng chờ tin tức từ chiến trường báo về, thiếu tá Pego và 3 sĩ quan khác chỉ huy tại Him lam thiệt mạng, chỉ sau 5 GIỜ chiến đấu cứ điểm Him lam về tay quân ta, thất bại đầu tiên của Him lam làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý quân Pháp tại Điện Biên, trong hàng ngũ quân đội Pháp không ai có thể tin nổi một đơn vị tinh nhuệ của một quân đoàn Lê Dương lại hạ vũ khí chiến đấu trong khi họ đã chờ đợi cuộc chiến này vài tháng qua
- Đêm 12/3 những đơn vị đầu tiên của đại đoàn 308 đặt chân đến Điện Biên Phủ nhận lệnh là chỉ 48 tiếng sau phải triệt hạ cụm cứ điểm ĐỒI ĐỘC LẬP tức là vào đêm 14/3
- 17h ngày 14/3 đạn pháo ta dồn dập chút xuống đồi Độc Lập nhưng đến qua nửa đêm bộ đội mới nhận được lệnh xung phong (tức là bộ đội nằm suốt từ lúc vào vào chiếm lĩnh trận địa cho đến lúc 3 giờ rưỡi sáng vẫn chưa được nổ súng ở đồi Độc Lập trong khi Pháp biết mình đã vào đó nên pháo Pháp ở nơi Hồng Cúm rồi Mường Thanh bắn ra đó rất kiếp,
- Thương vong nhiều các đơn vị của đại đoàn 308 phải rút ra, trung đoàn 165 thuộc đại đoàn 312 tiếp quản đồi Độc Lập, vào lúc 6h30 phút sáng ngày 15/3 Ta chính thức dứt điểm được cuộc chiến tại đồi Độc Lập
- Phía Pháp có kế hoạch phản công nhưng quá muộn chỉ khi mất cứ điểm Him Lam và Độc Lập họ mới nhảy dù xuống và họ đã không thành công trong việc chiếm lại Him Lam và Độc Lập và ngay sau thất bại của cuộc phản công chiếm lại Him Lam và Độc Lập thì bản Kéo cũng rơi vào tay của quân đội Ta chỉ trong vòng 4 ngày đêm
- Sau thất bại nặng nề toàn bộ phân khu bắc của Điện Biên sự phấn hóa của bộ chỉ huy Pháp tại hà Nội và quân đồn trú tại Điện Biên, họ biết rằng sẽ thua Việt Minh nhưng do muốn giữu uy tín hình ảnh và danh dự quân sự, quân đội Pháp tại Đông Dương nên quyết không đầu hàng.
- một tuần sau khi chiến dịch bắt đầu vào ngày 20/1/1954 tổng tham mưu trưởng của Pháp là tướng Paul Ély (ê ly) sang Mỹ để đàm phán với giới quân sự và chính trị Mỹ để tìm kiếm triển khai một kế hoạch ném bom hàng loạt nhưng không thành
2 – Cuộc Tiến Công Thứ Hai từ ngày 30/3/1954 – mang tên 5 quả đồi
- Đồi E, ĐỒI A1, ĐỒI D1, C1 C2, nằm phía Tây của Điện Biên Phủ bảo vệ khu trung tâm của địch theo kế hoạch một số đơn vị của đại đoàn 312 và 316 phải chiếm được trong một đêm thế nhưng quân Pháp đã chống cự quyết liệt, riêng trên đồi A1 do một số đơn vị của đại đoàn 308 trải qua 100 giờ giao tranh khốc liệt
- Khu chân đồi A1 có một ngã ba giao thông hào ngã ba này có 1 ngách lên đồi cháy, 1 ngách lên đồi A1, riêng ngã 3 này từ đợt mình đánh Him Lam thì Pháp đã căn sẵn Pháo vào ngã Ba giao thông hào này rồi nên ta gọi đó là điểm chết hay là cửa tử, mà tháng 3 lại trời mưa, khu ngã ba giao thông hào này vừa ngập nước, vừa bùn, vừa xác anh em bộ đội ta ngã xuống, lúc chạy qua là dẫm lên xác anh em cứ lùng nhùng, lùng nhùng, muốn nhanh cũng không nhanh được. Riêng đại đội 924 biên chế 180 người lúc quay về còn 10 người. bên đồi C1 thì cứ rằng co đi rằng co lại, nhưng thương vong lớn nhất là đồi A1 chung ta không chiếm được nên trong hàng ngũ bi quan nản vì kéo dài cả tháng mà không chiếm được, cứ 2-3 ngày lại thay quân các đơn vị của các đại đội. căng thẳng mệt mọi nhiều ý kiến trái chiếu có lẽ khó chiếm được…
- Một cuộc chỉnh huấn trên toàn toàn quân từ cấp cao nhất đến từng chiến sỹ, thậm chí công tác Địch Vận cũng được tăng cường thậm chí ông Đỗ Văn Phúc đại đội trưởng thuộc đại đoàn 316 còn thổi kèn” ác mô ni ca” – harmonica xen kẽ các lần phát thanh kêu địch đầu hàng (kèn này nhặt được của địch
- Chiến thuật Vây- Lấn – Tấn-Triệt-Diệt, bộ đội ta đào rất nhiều đường hào xung quanh chằng chịt để xiết vòng vây thu hệp dần mục tiêu (không hề dễ dàng đêm ta đào suốt đêm, hi sinh bị thương….xong sáng hôm sau địch lại ra san phẳng thẩm chí mang cả xe tăng ra, sau nhiều đêm nỗ lực của đại đoàn 308 phá hàng rào dây thép gai bao bọc các cứ điểm bảo vệ sân bay của địch đều bất thành. lưới lửa phòng không của Việt Minh khiến máy bay của Pháp không thê hạ cánh hoặc cất cánh từ cuối tháng 3, tuy nhiên Pháp vẫn thả dù chi viện người và của xuống các thung lũng xung quanh Mường Thanh rất bất lợi cho ta
- Hội nghị dân chủ lúc bấy giờ (ông Lê Kim lúc đó là ban tuyên Huấn thuộc đại đoàn 308) theo ông chỉ huy cũng đang bí nên hỏi hết lính…xem có cách nào khác cách đào hào vừa qua không, thì có 3 chú tân binh đến từ Bắc Giang nói theo chúng em thì bây giờ không được đào công khai trên mặt đất nữa mà phải đào luồn bí mật bến dưới hàng rào dây thép gai, chỉ huy bảo đào sao được, các chú tân binh nói đào được chứ, ở chỗ chúng em trước đây Pháp vây hình chữ C còn chạy được về sau vây tròn không có đường nên cha ông chúng em đào luồn sâu dưới lũy tre để chạy
- Đêm 21/4 sau nhiều đêm đào hào du kích quân ta đã thành công phá rào đột nhập vào và triệt hạ được cứ điểm 206
- Tình thế đảo chiều dần, quân Pháp bị vây hãm liên tiếp bởi các vòng hào của quân Việt Minh, khiến Pháp từ tình thế chủ động sang tình thế chỉ phòng thủ
- Trung tuần tháng 4 một đường hầm dần thành hình hài vòng quanh bụng của đồi A1 gần 1000 cần thuốc nổ sẽ được chuyển vào đó vì A1 chỉ cách hầm chỉ huy Đờ Cát có vài trăm mét đường chim bay nếu hạ được cao điểm A1 này thì quân ta sẽ rộng đường dễ dàng hơn tiến vào tấn công đầu não địch
KẾ HOẠCH KỀN KỀN
- Các cấp chính trị và quân sự Pháp tìm mọi cách để giải cứu tập đoàn cứ điểm, một trong những kế hoạch được mong chờ nhất mang tên loài ác điểu – CHIM KỀN KỀN theo kế hoạch này thì máy bay ném bom của Mỹ sẽ từ các căn cứ không quân đóng tại thái bình dương sẽ đến Tây Bắc ném bom các căn cứ kho hàng quân đội của Việt Minh ở xung quanh Điện Biên, tuy nhiên kế hoạch này không được tổng thống Mỹ Eisenhower chấp nhận
3 – Đợt tiến công thứ 3. 1/5/1954
- Từ vị tổng tư lệnh đến từng chiến sĩ ai cũng hiểu đây sẽ là đợt tấn công cuối cùng vì lúc này quân pháp thì ngày càng tuyệt vọng còn mình thì vẫn dùng chiến thuận giao thông hào xoáy thít chặt vòng vây ngày càng hẹp đến trung tâm chỉ huy của Đờ Cát rồi, nên thua của Pháp chỉ còn tính từng ngày thôi
- Phía Pháp họ biết là không còn cứu vãn được nhưng tổng chỉ huy Pháp vẫn gửi quân nhảy dù xuống Điện Biên ngày trước ngày thất thủ 6/5/1954 (bộc phá nổ vào lúc 20h30’ ngày 6/5/1954.
- Hiệu lệnh xung phong cho đợt tấn công thứ 3 vào đêm 6/5 là tiếng nổ của khối bộc phá tại đồi A1, trước khi bộc phá nổ thì bộ đội được phồ biến phải quay lưng với đồi A1 và há miệng ra nằm xuống đất, khi tiếng nổ phát ra bộ đội quay lại thì thấy cột lửa và khói nghi ngút (người mang cái bộc phá nặng 15kg là đồng chí Trần Qúy tiểu đội trưởng thuộc đại đoàn 316 khi mang đến cửa ông còn bị dính đạn tiều liên vào mặt sau đó ông ném vào và kịp quay ra đi vài bước thì nổ hất tung ông ra (còn sống)
- A1 điểm cao cuối cùng của phân khu trung tâm bị Ta hạ gục vào dạng sáng 7/5
- Trưa 7/5 quân đồn trú tại Điện Biên Phủ và một cuộc giải cứu khẩn cấp bị tắt ngấm, có 3 tiểu đoàn từ Lào sang vẫn còn cách chiến trường 50km
IX – KẾT QUẢ THẮNG LỢI THUỘC VỀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
- Các cuộc điện đàm từ hầm Đờ Cát với tướng Cô Nhi tại Hà Nội luôn bị ngắt quang, một trong những điều Đờ Cát nghe là tuyệt đối không được dơ cờ trắng đầu hàng, nếu đầu hàng thì sẽ làm hỏng tất cả các anh đã làm cho đến giờ phút này, Đờ Cát trả lời nói chắc chắn sẽ không dơ cờ trắng
- 15h chiều ngày 7/5 tất cả các đơn vị của ta nhận lệnh đánh trận cuối cùng, đến 17h15 một cánh quân của đại đoàn 12 vượt cầu Mường Thanh và bao vầy hầm của Đờ Cát, 17h30 phút toàn bộ ban chỉ huy của tập đoàn cứ điểm ra hàng lúc này tất cả các khăn trắng, dù trắng tất cả các màu trắng la liệt khắp nơi ra hàng, bộ đội ta thì hô hét nhảy lên cả giao thông hào chiến thắng rồi chiến thắng rồi, sung sướng không thể tả nổi
- Ngày 8/5/1954 hội nghị đa phương tại Gơne Thụy Sỹ lẽ ra phải bàn về bán đảo Triều Tiên tuy nhiên sự kiện Điện biên Phủ đã khiến hội nghị chuyển hướng bàn về Đông Dương, phía Pháp sau này gọi là thiên tài lịch sử hay phép tính đồng hồ chính trị, vì ta thăng trước đúng 1 ngày khi hội Nghị diễn ra tại Gio ne nên lúc này vị thế của ta rất mạnh trên bàn đàm phán
- Chiến thắng Điện Biên là đòn ráng cuối cùng của Việt Nam đối với Pháp họ không còn ý trí và kinh tế muốn đánh Việt Nam nữa
Các thông tin trên dựa theo phim tư liệu “những giải mã mang tên Việt Nam của VTV1 đài truyền hình Việt Nam” phát lại trên kênh youtube WIN VLOG link https://www.youtube.com/watch?v=q4ikib9f3Do&t=3614s
Tổng thời gian giao chiến 13 tháng 3 – 7 tháng 5 năm 1954
(1 tháng, 3 tuần và 3 ngày)
X – LỰC LƯỢNG THAM CHIẾN
PHÁP | VIỆT NAM |
16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ binh, pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay. Quân số 10.814 người, sau tăng viện 4.291 người. Cao điểm lên tới khoảng 16.200 người. 3.000 PIM (culi) vận tải hậu cần 30.000 quân nhân kỹ thuật chuyên vận hành lực lượng không quân Pháp đóng ở các sân bay quân sự tại vùng đồng bằng Bắc Bộ (như sân bay Gia Lâm, sân bay Cát Bi, sân bay Đồ Sơn,…) Khoảng 420 máy bay các loại yểm trợ, thả tổng cộng 7.000 tấn hàng và 5.000 tấn bom. Pháo binh bắn yểm trợ hơn 110.000 viên đạn pháo cỡ 105mm trở lên. 10 xe tăng. 37 phi công Mỹ |
10 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh và pháo binh. Quân số 53.800, sau tăng viện thêm khoảng 8.000 người. 261.451 dân công vận tải hậu cần. Pháo binh bắn yểm trợ tổng cộng khoảng 17.500 viên đạn pháo cỡ 105mm |
XII – THƯƠNG VONG
PHÁP | VIỆT NAM |
1.747 – 2.293 tử trận, 1.729 mất tích, 5.240 – 6.650 bị thương, 11.721 bị bắt.[4] Hoa Kỳ: 2 phi công thiệt mạng. Tổng cộng: ~18.000 thương vong 10 xe tăng, hàng trăm xe vận tải bị phá hủy hoặc bị thu giữ. 62 máy bay bị bắn rơi, 186 máy bay bị hư hại.c bị thu giữ. 62 máy bay bị bắn rơi, 186 máy bay bị hư hại. |
4.020 tử trận, 792 mất tích, 9.118 bị thương.[5] Tổng cộng: ~15.000 thương vong |
Đoạn này lấy thông tin từ https://vi.wikipedia.org/
CÔNG TÁC HẬU CẦN – Đoạn này viết dựa trên thông tin từu Bảo Tàng Chiến Thắng Điện Biên Phủ (https://btctdbp-svhttdl.dienbien.gov.vn/portal/pages/2021-4-29/Cong-tac-van-chuyen-luong-thuc-thuc-pham-trong-chiacow85gqfq7b.aspx)
Một trong những bất ngờ lớn đối với Pháp đó là công tác hậu cần vận chuyển lương thực thực phẩm, vũ khí đạn dược…của phía Việt Nam đến Điện Biên Phủ
Bộ chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc chiến lớn, đánh dài ngày, với quân số lớn chính vì thế khối lượng lương thực, đạn dược…sẽ cần rất lớn
Để đáp ứng được nhu cầu lớn như vậy Trung Ương Đảng đã huy động cả nước cùng ra trận với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng’ cán bộ nhân dân, dân công, người dân tất cả chạy đua với thời gian, chạy đua với những khó khăn Pháp gây ra như bắn phán dọc đường trút xuống hàng tấn bom đạn làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hậu cần của phía Ta
Tuy nhiên với ý chí mãnh liệt tất cả cho chiến thắng nên Pháp không thể cản bước được quá trình vận chuyển hậu cần của Ta, tất cả các ngả đường đều không bị chặn đứt quá 24h thì Ta lại sửa xong đi tiếp
Để vận chuyển được hàng ngàn tấn lương thực lên mặt trận Điện Biên Ta đã huy động được 261.451 lượt người đi dân công, các loại phương tiện vận chuyển như xe cơ giói, 628 ôtô, thuyền, bè, mảng là 11.899 đường sông, 914 con ngựa thồ và 736 chiếc xe trâu, ngoài ra còn xe quệt gùi gánh… một trong những phương tiện thô sơ nhất được người dân các tỉnh đồng bằng sử dụng đó là xe Cút Kít phương tiện này ta đã huy động được 7.000 xe mỗi xe thường mang được 80kg-100kg riêng dân công Trịnh Đình Bầm tỉnh Thanh Hóa đã nâng tải trọng của mình lên 280kg, và đặc biệt cơ động, linh hoạt nhất có lẽ phải kể đến là phương tiện Xe Đạp Thồ
“Binh Chủng Xe Đạp Thồ trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã huy động được 20.991 chiếc xe đạp, trung bình mỗi chiếc có thể vận chuyển được từ 100kg đến 150kg lương thực, ở phương tiện này dân công Ma Văn Thắng tỉnh Phú Thọ đã nâng tải trọng chiếc xe lên đến 337kg/chuyến.
Tổng kết toàn chiến dịch ta đã vận chuyển được: 25.056 tấn gạo, 268 tấn muối, 907 tấn thịt, 1.860 lít dầu ăn, 280 kg mỡ động vật, hàng ngàn tấn rau xanh, 917 tấn thực phẩm khác.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự đóng góp của lực lượng dân công là vô cùng lớn, sau này chính Navarre – tổng chỉ huy quân đội viễn Chinh Pháp tại Đông Dương cũng nói một trong những lý do thất bại của Pháp tại Điện Biên là bởi chính những chiếc xe đạp thồ đơn giản được điều kiển bởi những con người thiếu ăn, thiếu mặc, ngủ rét ướt dọc đường
Hiện nay, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã dành riêng một không gian để trưng bày các tài liệu, hiện vật và tái hiện khung cảnh sinh động của những đoàn xe đạp thồ từ Thanh Hóa lên, đoàn ngựa thồ từ Lai châu xuống…
QUÁ TRÌNH KÉO PHÁO TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ – KÉO PHÁO VÀO RỒI LẠI KÉO PHÁO RA – QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN NHẤT CỦA BÁC GIÁP – Đoạn này viết dựa trên thông tin từ Cổng Thông Tin Điện Tử Điện Biên (https://dienbien.gov.vn/portal/Pages/2018-4-2/Di-tich-Duong-keo-phao-bang-tayepjw3j.aspx)
1- KÉO PHÁO VÀO THEO KẾ HOẠCH ĐÁNH NHANH, THẮNG NHANH
Ngày 14/1/1954 tại Sở chỉ huy chiến dịch ở hang Thẩm Púa Km 15 đường Tuần Giáo – Điện Biên, Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã họp bàn kế hoạch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị trong cuộc họp là tập trung lực lượng tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ theo nguyên tắc “đánh chắc thắng”. Sau khi quán triệt quyết tâm chiến lược và phân tích kỹ chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, khó khăn thuận lợi của ta. Hội nghị thảo luận sôi nổi và đưa ra 2 phương án tác chiến đó là “đánh nhanh thắng nhanh” và “đánh chắc tiến chắc”. Trong cuộc họp hầu hết các ý kiến đều nghiêng về phương án “đánh nhanh thắng nhanh trong điều kiện khi địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự, ta có khả năng giành chiến thắng trong vài ngày đêm. Ai nấy đều hân hoan với chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh”, mọi người cho rằng nếu không đánh sớm, địch tăng cường công sự, tập đoàn cứ điểm sẽ trở lên quá mạnh và cũng làm chiến dịch kéo dài sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế trên tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận quá xa, địch còn đánh phá quyết liệt hơn.
Bộ chỉ huy kéo pháo được thành lập do đồng chí Lê Trọng Tấn làm chỉ huy và cho kéo thử mỗi loại một khẩu để rút kinh nghiệm và quyết định dùng xe vận tải kéo pháo vào cây số 9 ở gần bản Nà Nhạn dừng lại cắt pháo ra khỏi xe dùng sức người kéo mấy chục khẩu pháo 2,5 tấn – 3 tấn vào những trận địa trên quãng đường dài 15km. Đường kéo pháo rộng 3m, chạy từ cửa rừng Nà Nhạn qua đỉnh Pu Pha Sông cao 1.150m tương đương với độ nghiêng 40 – 60 độ xuống Bản Tâu, đường Điện Biên Phủ – Lai Châu tới bản Nghìu. Để đảm bảo bí mật, con đường kéo pháo phải được nguỵ trang toàn bộ, không cho máy bay trinh sát phát hiện. Thời gian làm đường dự kiến trong một ngày một đêm, các chiến sỹ Đại đoàn 308, một đại đội sơn pháo, một tiểu đoàn công binh hơn 5000 người đã hoàn thành xuất sắc con đường kéo pháo trong thời gian 20 tiếng. Việc tiếp theo là đưa lựu pháo và cao xạ pháo vào vị trí trận địa để bắn. Nhiệm vụ được trao cho Đại đoàn 351vào Đại đoàn 312, dự kiến hoàn thành trong 3 đêm . Nhưng sau 7 ngày đêm gian khổ, pháo của ta vẫn đưa và hết trận địa so với kế hoạch ban đầu vì vậy thời gian nổ súng dự định ngày 20/1/1954 phải lui lại 5 ngày tức ngày 25/1/1954. Lúc này Sở chỉ huy của ta đã chuyển từ hang Thẩm Púa đến hang Huổi He, bản Nà Tấu. Tại đây sau khi cân nhắc tình hình địch có nhiều thay đổi, để đảm bảo “đánh chắc thắng” Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhanh chóng thay đổi phương án tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”, ra lệnh kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại.
Kéo pháo vào trận địa gian nan vất vả, kéo pháo ra còn gian nan gấp bội phần. Con đường kéo pháo của ta giờ đây đã bị lộ, đường trơn, máy bay địch ngày đêm lùng sục ném bom. Tại những đoạn đường trống, việc chuyển pháo phải tiến hành ban đêm. Đêm xuống, trên những con đường kéo pháo, các chiến sĩ lưng ướt đẫm mồ hôi, đội mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, những đôi tay cuồn cuộn bám chắc dây tời, chân như đóng xuống đất nghiến răng ghìm pháo. Bài quốc tế ca trầm hùng lại vang lên như tiếp thêm sức mạnh nhiệm màu giúp họ vượt qua những giờ phút nguy hiểm. Cũng trong hoàn cảnh này bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân ra đời, ngay lập tức bài hát được phổ biến rộng rãi trong các đơn vị văn công mặt trận, ra tuyến đường kéo pháo hát phục vụ các chiến sĩ. Cho tới nay hài hát “Hò kéo pháo” đã trở thành bản hùng ca bất diệt về một trong những thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc ta.
Ngày 1/2/1954 tức đêm ngày 29 tết Giáp Ngọ, Đại đội 827 của anh Tô Vĩnh Diện kéo pháo ra đến Dốc Chuối ba tời, đường hẹp, bên núi cao vực sâu, có đoạn dốc dựng đứng 60 độ. Trời mưa phùn, tối như bưng, hai bên đường đã được rải những khúc gỗ mục có lân tinh phát sáng, nhưng chỉ thấy lờ mờ. Trung đội trưởng Trần Quốc Trân mặc áo mưa lộn trái cho mặt trắng ra bên ngoài đi trước làm chuẩn. Pháo xuống dốc thận trọng, bỗng có tiếng “phựt’, dây tời hãm bị đứt, pháo bắt đầu lao. Các chiến sĩ cố ghìm, miết khẩu pháo xuống mặt dốc, vừa chèn vừa kéo nhưng pháo vẫn chồm qua. Khối thép nặng trên 2 tấn lao mạnh, anh Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Bình tĩnh, bình tĩnh quyết bảo vệ pháo”. Anh dùng hết sức dồn đòn lái vào tà luy nhưng đòn lái vẫn bật trở lại, anh thét vang “phải cứu pháo”. Khẩu pháo chồm lên rồi cuốn anh vào gầm, chiếc đế kích đằng trước đè lên chiếc mũ sắt anh đội. Pháo dừng hẳn, mọi người chạy đến chèn 4 bánh pháo, chặt gốc cây kéo pháo lùi ra, đưa anh Tô Vĩnh Diện ra ngoài, khoảng 3 phút sau tim anh ngừng đập. Đồng đội đến nghiêng mình trước người khẩu đội trưởng 26 tuổi “kiên cường hi sinh thân mình cứu pháo”. Đám tang anh được âm thầm tổ chức trong rừng, vì chiến dịch chưa mở màn phải giữ bí mật cho con đường kéo pháo nên không có hương khói thắp trên mộ anh, không có tiếng súng vĩnh biệt anh. Tấm gương hi sinh của anh Tô Vĩnh Diện đã tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ kéo pháo ra an toàn. Đến rạng sáng ngày 4/2/1954 khẩu pháo cuối cùng được kéo về vị trí tập kết.
Sau 11 ngày đêm gian khổ, toàn bộ pháo của ta đã được tập kết ra khu vực an toàn. Lúc này là vào mùng 2 tết, Ban Chỉ huy tiểu đoàn tổ chức cho bộ đội ăn tết muộn trong rừng. Sáng ngày mùng 4 tết tức ngày 6/2/1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và chúc tết bộ đội, lúc này các chiến sĩ của ta mới hiểu thay đổi phương châm chiến lược là sự sáng suốt của cấp trên. Sau khi ăn tết xong, bộ đội cùng dân công bắt tay vào mở đường, xây dựng trận địa pháo và tiếp tục kéo pháo vào trận địa thực hiện phương án “đánh chắc tiến chắc”, toàn mặt trận chuẩn bị cho một chiến dịch quy mô dài ngày.
2- KÉO PHÁO VÀO THEO KẾ HOẠCH ĐÁNH CHẮC, THẮNG CHẮC
Để tiếp tục kéo pháo vào trận địa, chúng ta dùng Trung đoàn công binh 151 làm nòng cốt, Trung đoàn 675 và các Đại đoàn 312, 316 tập trung mở đường. Do yêu cầu phải tuyệt đối giữ bí mật trận địa pháo nên chúng ta phải chọn tuyến đường kín đáo, Bộ chỉ huy chiến dịch đã quyết định chon 6 tuyến đường cho xe kéo pháo vào trận địa:
Tuyến số 1: Từ Nà Tấu đến Tà Lèng với chiều dài khoảng 27 Km
Tuyến số 2: Từ bản Xôm đến Pú Hồng Mèo với chiều dài khoảng 8 Km
Tuyến số 3: Từ Đa Vông đến Nà Lơi với chiều dài khoảng 3 Km
Tuyến số 4: Từ Pê Na đến Nà Lơi với chiều dài khoảng 9 Km
Tuyến số 5: Từ Mường Phăng đến Nà Nhạn với chiều dài khoảng 7 Km
Tuyến số 6: Từ bản Xin qua đỉnh Pu Y Tao đến bản Tấu với chiều dài khoảng 18 Km
Trong 6 tuyến đường tìm được chỉ có tuyến đường số 4 từ Pê Na đến Nà Lơi là có vệt đường cũ chỉ cần sửa lại một ít, còn lại 5 tuyến đường khác phải mở mới hoàn toàn.
Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước ta đã cấp kinh phí xây dựng, trùng tu, tôn tạo con đường kéo pháo bằng tay. Ban quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ làm chủ đầu tư, đã mời các nhân chứng lịch sử đi khảo sát xác định vị trí, địa điểm đường kéo pháo và nơi Đ/c Tô vĩnh Diện hy sinh, do kinh phí có hạn lên mới tôn tạo đoàn đường 3,9 km đến nơi anh Tô Vĩnh Diện đã hy sinh