Giới thiệu triều đại nhà Đinh và đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình
Tóm tắt triều đại nhà Đinh
1, Cờ lau và tuổi thơ của Đinh Bộ Lĩnh
Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thân (924), tại thôn Văn Hà, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, cha là Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu (Nghệ An), mẹ là bà Đàm Thị, cha mất sớm nên Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ về nương nhờ người chú ruột là ông Đinh Quốc Dự
Lúc còn nhỏ hàng ngày Đinh Bộ Lĩnh thường đi chăn trâu cho chú là Đinh Dự. Đinh Bộ Lĩnh thường cùng các bạn trẻ tập trận cờ lau, cùng bàn nhau lấy đá cuội làm vũ khí, dùng trâu làm ngựa chiến, lấy cờ lau làm cờ, chia quân đánh trận giả. Trận giả nhưng diễn ra như thật, thể hiện chí khí, sự tài giỏi của Đinh Bộ Lĩnh. các bạn cùng trang lứa thường tôn Định Bộ Lĩnh làm đầu mục (trẻ đứng đầu)
Sau mỗi trận tập, bọn trẻ khoanh tay làm kiệu rước Đinh Bộ Lĩnh như nghi vệ Thiên Tử. Trong lũ trẻ có mấy người cùng quê, cùng lứa tuổi, kết nghĩa anh em. Đó là: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú, tôn Bộ Lĩnh làm anh cả.
Sau này họ là nòng cốt của sứ quân Hoa Lư, là “Tứ trụ triều đình” khi Bộ Lĩnh lên ngôi vua.
Năm 944 khi Ngô Quyền (Vương) mất, triều Ngô lục đục, một số quan, tướng nổi dậy cát cứ xưng hùng xưng bá, đất nước loạn lạc. Sử cũ gọi loạn 12 sứ quân
Các sứ quân: Kiều Công Hãn (Phong Châu, Phú Thọ); Nguyễn Khoan (Yên Lạc, Vĩnh Phúc); Ngô Nhật Khánh (Phú Thọ, Sơn Tây); Đỗ Cảnh Thạc (Thanh Oai, Hà Tây); Ngô Xương Xí (Thiệu Sơn, Thanh Hóa); Lý Khuê (Thuận Thành, Bắc Ninh); Nguyễn Thủ Tiệp (Tiên Sơn, Bắc Ninh); Lã Đường (Văn Giang, Hưng Yên); Nguyễn Siêu (Thanh Trì, Hà Nội); Kiều Thuận (Cẩm Khê, Phú Thọ); Phạm Bạch Hổ (Kim Động, Hưng Yên); Trần Lãm (Thái Bình)
Lúc đó, lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh tương đối mạnh. Do khí phách và tài thao lược, nhân dân trong vùng theo về rất đông. Đinh Bộ Lĩnh nuôi ý chí dẹp loạn, thu giang sơn về một mối, thiết lập triều đình. Biết lực lượng mình còn nhỏ yếu, Bộ Lĩnh đem lực lượng xin liên kết với sứ quân Trần Lãm (còn gọi là Trần Minh Công ở Bố Hải Khẩu – Thái Bình ngày nay).
Trần Lãm vốn là bạn đồng liêu, có nhiều ân nghĩa với cha Đinh Bộ Lĩnh, vui mừng thu nhận, tin yêu lại gả con gái cho. Nhờ đó sứ quân Trần Lãm – Đinh Bộ Lĩnh ngày càng hùng mạnh.
Khi tuổi cao sức yếu, Trần Lãm trao toàn bộ quyền bính cho Đinh Bộ Lĩnh. Thấy Bố Hải Khẩu không thuận lợi làm căn cứ dựng binh mở nghiệp lớn, Bộ Lĩnh đưa toàn bộ tướng sỹ về xây dựng căn cứ ở Động Hoa Lư[1]. Tại đây, dựa vào thế núi sông hiểm trở, Đinh Bộ Lĩnh tăng cường xây thành đắp luỹ, chiêu mộ hào kiệt, quân sỹ, nổi tiếng hùng mạnh một phương.
Thấy lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh, Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập đem quân đến Hoa Lư (Động Thung Lau, xã Gia Hưng ngày nay) định tiêu diệt Đinh Bộ Lĩnh nhưng bị đại bại phải rút quân về. Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh khi dụ hàng, khi tấn công tiêu diệt các sứ quân khác. Tiếng tăm Đinh Bộ Lĩnh càng lẫy lừng, chỉ trong một năm (cuối năm 967), đánh dẹp yên các sứ quân, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Năm Mậu Thìn (968), Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nước Việt to lớn) đóng đô ở Hoa Lư xây dựng cung điện, đặt triều nghi.
Vua lập năm Hoàng hậu sinh thành ra 3 hoàng tử (hoàng tử trưởng là Đinh Liễn, hoàng tử thứ 2 là Đinh Hạng Lang, hoàng tử thứ 3 là Đinh Toàn) và 2 công chúa là công chúa Phất Kim và công chúa Minh Châu, theo tục thuyền theo lái gái theo chồng nên 2 công chúa không được tạc tượng thờ cùng cha, chỉ được thờ bài vị ở trong đền.
2 Biến Cố Lớn mang tên anh giết em, quần thần giết vua tôi
Vào tháng 1/979 người con cả của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Liễn cho người ra tay sát hại em trai thứ 2 của mình là Đinh Hạng Lang nhằm cướp ngôi, vì Đinh Liễn cho rằng mình vào sinh ra tử với vua cha trong các trận chiến dẹp loạn 12 sứ quân nhưng khi thắng trận trở về kinh đô Hoa Lư lại không được vua cha phong cho ngôi thái tử, trong khi đó người em Đinh Hạng Lang không hề vào sinh ra tử trận chiến nào lại được vua cha yêu thương hơn phong cho làm thái tử chính vì thế Đinh Liễn giận cha ghét em, chính vì thế Đinh Liễn cho người sát hại em của mình
Cũng cùng năm đó cụ thể vào đêm trung thu năm Kỷ Mão (tức 9/9/979) Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Nam Việt Vương Đinh Liễn bị tên hầu cận Đỗ Thích sát hại, như vậy năm 979 nhà Đinh hoàn toàn bại tan
3. Sự kiện ngàn cân treo sợi tóc
Sau khi vua cha và các anh mất lúc này người con thứ 3 là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua trị vị đất nước, trong tình cảnh này phía bắc nhà Tống, phía nam nước Chiêm Thành cũng hay tin lăm le xâm chiếm Đại Việt, trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Lê Hoàn một vị tướng tài của nhà Đinh một cánh tay đắc lực của nhà Đinh có công trong các cuộc trận chiến dưới thời nhà Đinh, lên ngôi thay cho Đinh Toàn trị vì đất nước và sau khi Lê Hoàn lên ngôi thì chính thức khép lại triều đại nhà Đinh trị vì đất nước trong 12 năm từ (968-979)
Vua Đinh ở ngôi 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi. Đền thờ ông được dựng ở chân núi Mã Yên (Trường Yên, Hoa Lư) ngay trên nền cung điện cũ. được triều thần tôn là Đinh Tiên Hoàng Đế.
Một số sự kiện dưới triều đại nhà Đinh
Đại Cồ Việt là nhà nước phong kiến tập quyền là mô hình thể chế tập trung quyền lực vào trung ương và ở trung ương thì tập trung quyền lực vào hoàng đế. Nhờ sự tập trung quyền lực cao độ này mà khả năng thống nhất ý chí và huy động lực lượng để chống trả kẻ thù rất to lớn
Năm 970 ông đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc tiền đồng Thái Bình Hưng Bảo đây là tên gọi đồng tiền đầu tiên của Việt Nam
Năm 972, ông sai Nam Việt Vương Đinh Liễn sang triều cống nhà Tống. Nhà Tống phong Đại Thắng Minh Hoàng Đế là Giao Chỉ Quận vương, Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Đến tháng 2/974, quân đội của vua Đinh có 10 đạo, Vua quy định áo mũ cho các quan văn võ, đặt các hình phạt để xử những kẻ có tội.
Năm 977, vua lập Hạng Lang làm Hoàng Thái Tử, Đinh Toàn làm Vệ Vương.
Giới thiệu đền thờ vua Đinh
Từ khi thành lập nhà nước Đại Cồ Việt thì kinh đô Hoa Lư là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của nước đại Cồ Việt, và kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm từ 968 đến 1010 trải qua 3 triều đại (triều đại đầu tiên là nhà Đinh, triều đại thứ 2 là nhà tiền Lê, và buổi đầu khởi nghiệp của nhà Lý) ngay khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1009 người đã nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp làm kinh đô của thời bình nữa nên đã quyết định viết chiếu rời đô lên thành Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long, và sau khi rời đô Lý Công Uẩn đã quyết định cho xây một ngôi đền duy nhất ở đây để thờ 2 vị anh hùng dân tộc đó là chính là vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, nhưng trải qua thăng trầm của thời gian mà ngôi đền đó đến ngày nay đã không còn nữa
Hai ngôi đền vua Đinh hiện tại là được xây dựng lại từ thế kỷ 17 và trường tồn đến ngày nay là hơn 400 năm kiến trúc nội tự của ngôi đền gồm có 3 tòa, tòa thứ nhất là Bái Đường nơi thờ công đồng, tòa thứ hai là Thiêu Hương nơi đặt ban thờ các quan văn quan võ, còn tòa thứ ba là tòa Chính Cung nơi tôn nghiêm nhất nơi bài trí thờ tự của vua Đinh Tiên Hoàng và 3 vị hoàng tử
1- Sập Long Sàng
Sập long sàng nằm ở trước tòa Bái Đường (Long nghĩa là Rồng, sàng nghĩa là giường – Long Sàng nghĩa là giường Rồng) vào thế kỉ thứ 10 sập Long Sàng là vua ngồi làm việc thiết triều, và sập lúc đó được làm bằng vàng bằng bạc, sau khi Lý Công Uẩn rời đô ngài đã cho rỡ 9 cung điện rát vàng bạc di chuyển lên kinh đô Thăng Long, cái sập hiện tại ở trước đền vua Đinh là làm bằng đá xanh nguyên khối từ thế kỷ 17 đến ngày nay, trên mặt sập được tạc con Rồng thân mập, đuôi quàng cổ, vẩy đơn, đao mác thể hiện uy quyền của nhà vua, con ở rìa nghệ nhân vẽ thêm cá chép, tôm, chuột thể hiện ước nguyện mưa thuận gió hòa cho nền nông nghiệp thuận lợi
2 – Tòa Bái Đường
Tòa bái đường là tòa đầu tiên nơi thờ các công đồng, nơi mà quý khách vào trình để xin phép vào phía bên trong, cũng là nơi mà ta xưng tên, xưng tuổi và cáo yết vua, ở tòa bái đường này quý khách nhìn lên bên trên phía trước sẽ thấy bức hoành phi ghi 3 chữ hán đó chính là CHÍNH – CỐNG – THỦY nghĩa là MỞ ĐƯỜNG CHÍNH THỐNG tức là ca ngợi công lao của nhà vua Đinh Tiên Hoàng là người sáng lập nước Đại Cồ Việt mở ra chế độ phong kiến tập quyền đầu tiên ở việt nam (trung ướng tập quyền- trung ương nắm mọi quyền lực)
Bên dưới là 2 vế câu đối bên phải là câu Cô Việt quốc đương Tống Khai Bảo – bên trái là câu Hoa Lư đô thị Hán Tràng An nghĩa là Cồ Việt tương đương như nhà Tống khai Bảo – và Hoa Lư cũng tráng lệ phồng thịnh tương đương như kinh đô Tràng An của nhà Hán
hệ thống các cột trong đền hoàn toàn làm từ gỗ lim từ thế kí 17
3 – Tòa Thiêu Hương
Tòa Thiêu Hương là nơi đặt ban thờ các quan văn quan võ dưới triều đại nhà Đinh
4 – Tòa Chính Cung
Trong tòa tôn nghiêm nhất trong đền là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở giữa với tư thế thiết triều, đầu đội mũ Bình Thiên, khoác áo long bào, bên tay trái của vua là tượng thờ con trai cả Đinh Liễn, bên tay phải vua là 2 người con trai thứ 2 và thứ 3 là Đinh Hạng Lang và Đinh Liễn, ba hoàng tử đầu đội mũ Ô Sa mặc áo quan.
5 – Phía sau Chính Cung nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng
Phía sau nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng là nơi thờ 2 cô công chúa Phất Kim và công chúa Minh Châu
6- Núi Yên Mã
Ở phía trước đền thờ vau Đinh nhìn lên cao có một ngọn núi hình yên ngựa (gọi là núi An Mã) năm 979 khi Đinh Tiên Hoàng mất thì 7 vị trung thần nhà Đinh cho đúc 100 cỗ quan tài bằng đồng khác nhau, và trong một trăm cái quan tài đó chỉ duy nhất có 1 cái quan tài chứa đựng thi hài của vua, vì lúc đó phái bắc quân Tống, phía Nam nước Chiêm Thành lăm le xâm chiếm đất nước, nếu họ biết chính xác mộ của vua ở đâu thì rất có thể sẽ bị đào lên phanh thây, chặt đầu bêu lên, chính vì thế một trăm quan tài này được chôn ở nhiều ngọn núi khác nhau, mãi sau này các nhà khảo cổ học khảo sát tìm kiếm thì mới biết mộ của Đinh Tiên Hoàng nằm trên đỉnh núi Mã Yên, còn mộ của Lê Đại hành nằm dưới chân núi Mã Yên với ý nghĩa Lê là tướng của nhà Đinh và kế tục sự nghiệp nhà Đinh nên ở dưới chân núi luôn bảo vệ vua ở trên núi, còn vua Đinh ở trên núi ngồi trên núi Mã Yên để luôn luôn bảo vệ đất nước
7 vị trung thần nhà Đinh sau khi an táng vua xong đã cảm tử, bay giờ được thờ ở bên đền Trần ở khu du lịch sinh thái Tràng An
Cây khế 2 loại quả
Nguyễn Bặc là vị trung thần nhà Đinh nghi Lê Hoàn sẽ cướp ngôi vua từ Đình Toàn vì lúc này Đinh Toàn mới có 6 tuổi, trong một lần giấy quân để giết Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn chém vào cổ và sau đó Nguyễn Bặc phi ngựa đến ngọn núi bên Tràng An (khu đền Trần ở Tràng An ngày nay) và cảm tử ở đây, nơi Nguyễn Bặc chết đã mọc lên cây thị, cây thị này rất đặc biệt có một loại quả tròn và một loại quả dài
………………………………………………..
Bạn có thể xem bài viết giới thiệu triều đại nhà Lê (tiền Lê) và đền thờ vua Lê tại Ninh Bình ngay bên dưới đây
Giới thiệu triều đại nhà Lê (tiền Lê) và đền vua Lê tại Ninh Bình